Những yếu tố chi phối quy định pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 71 - 76)

THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP

2.5.1. Những yếu tố chi phối quy định pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp

Hệ thống pháp luật của một nhà nước được xây dựng trên nền tảng của các định hướng chính trị, nhằm quy định những chuẩn mực chung cho trật tự kinh tế, xã hội và thúc đẩy sự phát triển. Bảo đảm quyền BĐGCDN là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của thể chế KTTT, chịu sự chi phối bởi tính chất và trình độ phát triển của nền kinh tế, trình độ văn hóa của giới doanh nhân và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.

Tính chất của nền kinh tế chi phối quyền BĐGCDN

Tính chất của một nền kinh tế thể hiện thông qua các quan hệ sở hữu, quan hệ về tổ chức, quản lý và quan hệ phân phốị Chủ nghĩa Mác cho rằng, các quan hệ này có mối liên hệ hữu cơ với nhau, tạo thành quan hệ sản xuất. Tính chất của nền kinh tế bị quyết định bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan điểm, chính sách của nhà nước. Xuất phát từ quan niệm cho rằng nền kinh tế XHCN dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, các nhà nước xây dựng chế độ XHCN trước đây chỉ thừa nhận hai hình thức sở hữu là sở hữu toàn dân và sở hữu

tập thể, đặt dưới sự kiểm sốt có kế hoạch của Nhà nước. Từ năm 1986 của thế kỷ XX trở về trước, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và thực hiện chế độ bao cấp. Trong nền kinh tế đó, ngồi các hợp tác xã có sản xuất, hoặc đóng vai trị vệ tinh, cung cấp nguyên liệu đầu vào cho DNNN thì chỉ có DNNN được sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội theo chỉ tiêu được giaọ Nhà nước trực tiếp quyết định về ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, cách thức tổ chức, quản lý doanh nghiệp, ký kết hợp đồng và phân phối sản phẩm. Trong một nền kinh tế phủ nhận tự do kinh doanh cũng đồng nghĩa với phủ nhận cạnh tranh và khơng thể có cạnh tranh bình đẳng.

Lịch sử phát triển kinh tế thế giới tạo ra những biến thể của KTTT như KTTT tự do, KTTT xã hội hay KTTT định hướng XHCN nhưng đều dựa trên nền tảng của các quy luật khách quan, trong đó có quy luật cạnh tranh. Trong nền KTTT, các nhà nước phải thừa nhận tự do sở hữu và đảm bảo tự do cạnh tranh. Khi lựa chọn mơ hình KTTT để phát triển, các nhà nước đều muốn tận dụng mặt tích cực của cạnh tranh là sự linh hoạt, sáng tạo, nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển. Phát triển KTTT theo định hướng XHCN ở Việt Nam cũng khơng nằm ngồi mục tiêu đó. Các quy định trong Hiến pháp và pháp luật được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng, nhà nước thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần. Thực chất, với mỗi một phương thức sản xuất chỉ có một hình thức sở hữu tư liệu sản xuất đặc trưng. Do đó, trong nền kinh tế nhiều thành phần sẽ ln tồn tại một hình thức sở hữu đóng vai trị chính yếụ Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra rằng, về nguyên lý, chủ nghĩa tư bản dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và chủ nghĩa xã hội dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Bị chi phối bởi nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước được xác định giữ vai trò chủ đạọ Tuy nhiên, kinh tế nhà nước là một thành phần kinh tế chứ không phải một chủ thể kinh doanh. Không đồng nhất với DNNN, thành phần kinh tế nhà nước bao gồm ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, tài nguyên quốc gia, hệ thống DNNN, bảo hiểm xã hội và các nguồn lực khác. Tính chủ đạo của kinh tế nhà nước thể hiện ở sức mạnh của ngân sách bền vững, gia tăng, dự trữ quốc gia, hệ thống tài chính quốc gia đủ mạnh để

đảm bảo những cân đối lớn, ổn định kinh tế vĩ mô. Trong sự điều tiết của nhà nước, một số DNNN sẽ được ra đời nhằm phủ kín những lĩnh vực mà nhu cầu xã hội đặt ra nhưng các thành phần kinh tế tư nhân không muốn làm hoặc không làm được. Để kinh tế nhà nước phát triển, trở thành lực lượng đủ mạnh để nắm giữ sứ mệnh chủ đạo thì các yếu tố cấu thành của nó đều cần được phát triển hợp lý. Ngân sách nhà nước dựa trên nguồn thu chủ yếu từ thuế của các doanh nghiệp chỉ mạnh khi các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, dưới tác động tích cực của cạnh tranh bình đẳng. Do đó, kinh tế nhà nước giữa vai trị chủ đạo không mâu thuẫn với nguyên tắc đảm bảo cạnh tranh bình đẳng. Về mặt lý luận, khơng có cơ sở khoa học nào cho thấy có mối liên hệ giữa vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước với những ưu quyền hay đặc quyền của DNNN. Chỉ khi DNNN đặt vào sự cạnh tranh mới có thể thúc đẩy nó thi đua, nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng, hiệu quả. Đồng thời, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác mới có động lực phát triển, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách nhà nước.

Trình độ phát triển của nền kinh tế

Trình độ phát triển của nền kinh tế là mức độ đạt được về sự phát triển kinh tế của một xã hội hoặc một nhà nước. Sự phát triển kinh tế bao hàm sự phát triển của cơ sở hạ tầng (hạ tầng kỹ thuật, hoàn thiện thể chế) và mức độ chuyển đổi cơ cấu ra khỏi những lĩnh vực sản xuất tạo ra giá trị gia tăng thấp như nông nghiệp, khai thác tài nguyên tự nhiên. Các tiêu chí cơ bản để đánh giá trình độ phát triển kinh tế là: thu nhập bình qn (GNI/người), cơ cấu kinh tế và tiêu chí phát triển con người (giáo dục, y tế, mơi trường, CBXH,...). Trình độ phát triển kinh tế sẽ quyết định trình độ dân trí và sự thay đổi tư duy của con ngườị Điều này tác động đến nhận thức của các cá nhân và nhà nước về thực tiễn và các quy luật khách quan. Phát triển kinh tế là một q trình tiến triển theo thời gian, do đó nhận thức của các chủ thể xã hội cũng thay đổi không ngừng. Sự tiến bộ trong tư duy của các chủ thể xã hội, trong đó có nhà nước được quyết định bởi điều kiện kinh tế. Tư duy kinh tế - xã hội của các chủ thể được phản ánh và ghi lại trong những chính sách và các quy định pháp luật. Các nước chậm phát triển và đang phát triển với mức sống thấp, nền kinh tế lạc hậu, chủ yếu là nông nghiệp, tỷ lệ tăng dân số cao đi cùng với chất lượng

cuộc sống thấp thường ít nhận được sự quan tâm phản biện của xã hội vào chính sách, pháp luật. Điều này có thể do nhận thức và quan điểm của nhà nước hạn chế trong việc mở rộng sự tham gia của người dân vào công tác quản lý nhà nước hoặc do nhận thức và thái độ không sẵn sàng của người dân. Đối với các nước phát triển, trình độ khoa học cơng nghệ và dân trí cao, cùng với phương pháp quản lý tiến tiến thường đưa đến những quan điểm chính sách và pháp luật phù hợp hơn với thực tiễn. Sự phát triển của tư duy và nhận thức xã hội từ lực lượng dân trí cao sẽ tạo ra những giá trị tích cực trong phản biện xã hội, nâng cao chất lượng của luật pháp. Thực tế, tại các nước phát triển (OECD), mức độ tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng đạt được tiến bộ cao hơn các nước đang phát triển. Sự tồn tại của hệ thống DNNN ở các quốc gia này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực giao thông, năng lượng để hỗ trợ dân sinh do tư nhân không làm tốt.

Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế

Đối với một nhà nước, mức độ hội nhập quốc tế được thể hiện thông qua quan hệ ngoại giao, kinh tế với các nước trên thế giớị Hình thức và nội dung hội nhập được phản ánh trong các hiệp định mà nhà nước đã ký kết với một nước hay nhiều nước và các tổ chức khác. Trong quan hệ quốc tế, ngoài việc nhà nước chủ động thuê chuyên gia, học hỏi, rút kinh nghiệm, các nước cũng buộc phải chấp nhận luật chơi mới, đặt chính sách quốc gia vào chính sách chung, phù hợp với thơng lệ và luật pháp quốc tế. Tham gia vào thị trường thế giới, các nước thành viên phải thực hiện đầy đủ những cam kết đã được ký giữa các bên. Khi đã ký kết, các nguyên tắc của tổ chức quốc tế và quy định của một quốc gia khác sẽ là căn cứ để nước thành viên có thể xây dựng mới hoặc sửa đổi luật pháp cho phù hợp. Vì thế, tùy theo mức độ hội nhập ít hay nhiều sẽ tạo ra những ảnh hưởng khác nhau đến luật pháp của một quốc giạ Với 158 quốc gia thành viên và chiếm 90% khối lượng thương mại toàn cầu, cho đến nay, các quy định của WTO có khả năng chi phối mạnh mẽ nhất đến các nước thành viên, trong đó có Việt Nam. Trong khn khổ các thỏa thuận của WTO, Điều XVII Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) 1994 quy định các nước thành viên của hiệp định phải cam kết rằng nếu họ thiết lập hay duy trì những DNNN, bất kỳ doanh nghiệp đó tọa lạc ở đâu, hoặc trao

cho doanh nghiệp nào, theo hình thức hay thực tế bất kỳ sự độc quyền hay ưu quyền nào, thì trong việc mua bán liên quan đến xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp ấy vẫn phải hành động theo cách thức phù hợp với các nguyên tắc không phân biệt đối xử được thỏa thuận này quy định đối với các biện pháp của Chính phủ áp dụng với các nhà xuất nhập khẩu tư nhân [91]. Điều này đã đặt Việt Nam vào yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý đối với DNNN, đảm bảo BĐGCDN.

Trình độ của doanh nhân

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế được thành lập bởi các nhà đầu tư để kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận. Hoạt động của doanh nghiệp được đặt dưới sự quản lý, điều hành của các nhà quản trị doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp, người đầu tư vốn lớn có thể tham gia vào ban quản trị, hội đồng thành viên và ban giám đốc. Trong nhiều trường hợp, nhà đầu tư có thể thuê giám đốc điều hành doanh nghiệp. Những người giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, điều hành doanh nghiệp được gọi là nhà quản trị doanh nghiệp hoặc còn gọi là doanh nhân. Doanh nhân tham gia vào doanh nghiệp thơng qua hình thức góp vốn, góp ý tưởng, bí quyết, quản lý. Trong nền KTTT, đảm bảo quyền tự do kinh doanh, nhà nước không đặt ra tiêu chuẩn về trình độ văn hóa làm điều kiện cho nhà quản lý doanh nghiệp. Ở vị trí nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp, doanh nhân xây dựng các chiến lược, lập kế hoạch và ra quyết định quản lý. Để có chiến lược, kế hoạch kinh doanh tốt, địi hỏi doanh nhân phải có năng lực tổ chức, quản lý. Thơng qua đào tạo, doanh nhân có kiến thức, kỹ năng và ý thức để quản lý các cơng việc kinh doanh của họ. Doanh nhân có năng lực, trình độ có khả năng nắm bắt được các quy luật khách quan và bản chất các chính sách, pháp luật của nhà nước. Trình độ, nhận thức sẽ tạo ra ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nhân, triển khai bằng chính các hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp. Hệ thống pháp luật mang bản chất tiến bộ, được doanh nhân nhận thức đúng sẽ hạn chế kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, cạnh tranh không lành mạnh, hối lộ, xâm phạm quyền lợi của doanh nghiệp khác và người tiêu dùng. Doanh nhân có trình độ có khả năng phản biện tích cực đối với chính sách của nhà nước, trong đó bất BĐGCDN sẽ là vấn đề doanh nhân không thể không quan tâm, yêu cầu sửa đổị

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)