Tách bạch vai trò quản lý nhà nước với vai trò chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 143 - 145)

đảm bảo quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Theo thống kê của Học viện Tài chính, DNNN đang nắm giữ 70% tổng tài

sản cố định của toàn bộ nền kinh tế; chi phối hơn 20% vốn đầu tư của tồn xã hội; 60% của hệ thống tín dụng của ngân hàng thương mại; 50% vốn đầu tư nhà nước và 70% vốn ODẠ Với tỷ trọng lớn, DNNN đã tham gia vào thị trường trong sự ưu tiên của nhà nước, tạo ra sự bất bình đẳng nghiêm trọng với các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước. Để thống nhất với nguyên tắc bảo đảm quyền BĐGCDN, nhà nước cần giảm thiểu các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, tách hoạt động quản lý vĩ mô của nhà nước ra khỏi hoạt động quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời, minh bạch hóa lý do tồn tại và cách thức quản lý DNNN độc quyền, đảm bảo lộ trình cổ phần hóạ

4.1.2.1. Tách bạch vai trò quản lý nhà nước với vai trò chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% đến 100% vốn điều lệ. Trong mối quan hệ với DNNN, nhà nước vừa là người sở hữu vốn, vừa là nhà quản lý ở tầm vĩ mơ. Có nghĩa là, trong khi thiết kế chính sách chung cho mọi loại hình doanh nghiệp, nhà nước vẫn làm chức năng của nhà đầu tư lớn, kinh doanh trên thị trường. Điều đó đặt nhà nước vào vai trị kép, vừa là thành viên thị trường, vừa quản lý, kiểm soát thị trường. Để đảm bảo cho các quyết định của nhà nước được khách quan, cần phải tách bạch chức năng chủ sở hữu ra khỏi chức năng đầu tư, kinh doanh của nhà nước. Hiện tại, việc quản lý DNNN vẫn đặt dưới sự quản lý của các Bộ ngành, địa phương (cơ quan chủ quản). Các hoạt động quản lý này thường đưa đến những ưu tiên và bảo trợ bất hợp lý cho DNNN, tạo sự bất bình đẳng nghiêm trọng, làm biến dạng thị trường. Các hình thức ưu tiên DNNN có thể là hình thức: nhận được chỉ định thầu, cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơng ích, gắn mua

sắm của doanh nghiệp vào mua sắm chính phủ, bảo lãnh vốn vay, nhà nước trả nợ thay, cứu vớt khi thua lỗ, tránh phá sản. Giải pháp cho vấn đề này là phải xây dựng được các quy định pháp luật nhằm tách bạch được chức năng của chủ sở hữu ra khỏi chức năng của nhà quản lý, nhà mua sắm hoặc nhà cung cấp chính của DNNN. Quan điểm về phân biệt quản lý vĩ mô của nhà nước với quản lý vi mô trong doanh nghiệp, tách quản lý nhà nước ra khỏi chức năng chủ sở hữu là vấn đề không mớị Tuy nhiên, làm thế nào để tách được hai vai trị của chủ thể này thì vẫn dừng lại ở những dự kiến, định hướng. Trong điều kiện thời điểm để kết thúc giai đoạn kinh tế phi thị trường, hoàn thiện thể chế KTTT vào ngày 31/12/2018 khơng cịn dàị Theo quan điểm của tác giả luận án, Việt Nam nên tham khảo phương pháp đổi mới quản lý vốn, tài sản trong DNNN của Trung Quốc.

Năm 2001, Trung Quốc trở thành thành viên của WTO, phải thực hiện các cam kết của thành viên có tư cách KTTT chưa đầy đủ. Trong các cam kết về cải cách DNNN, Trung Quốc đã thực hiện theo đúng yêu cầu và đạt được hiệu quả thực tế. Các biện pháp điều chỉnh chủ yếu của Trung Quốc gồm có: (i) thay đổi cơ cấu sở hữu DNNN (cổ phần hóa, tư nhân hóa, đa dạng hóa sở hữu DNNN); (ii) cải cách khung pháp lý, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng;(iii) cải cách quản trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn của OECD (Tổ chức kinh tế các nước phát triển), nhằm đảm bảo cho sự can thiệp của nhà nước và hoạt động quản trị DNNN không trái với thông lệ quốc tế và nguyên tắc KTTT; (iv) cơ cấu lại DNNN thông qua sáp nhập, giải thể, phá sản. Đồng thời, nhà nước Trung Quốc đã cải cách các biện pháp thực hiện quyền sở hữu nhà nước. Thành lập Ủy ban Giám sát và quản lý tài sản nhà nước (SASAC) ở cấp Trung ương và địa phương. SASAC là cơ quan thuộc Quốc vụ viện chuyên trách về quản lý vốn, tài sản nhà nước tại DNNN. Cơ quan này cũng có nhiệm vụ hướng dẫn và thúc đẩy cải cách, cơ cấu lại DNNN, giám sát việc bảo toàn và phát triển tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, thúc đẩy hình thành DNNN hiện đại theo các quy định của Luật Công ty và Ủy quyền của Quốc vụ viện. Các địa phương cũng hình thành tổ chức tương tự để chuyên trách quản lý, giám sát tài sản tại DNNN ở địa phương. Đáng chú ý, Luật Đấu thầu của Trung Quốc đã quy định tách bạch hai hình thức đấu thầu là: Đấu thầu cho mua sắm chính phủ và đấu thầu cho

mua sắm doanh nghiệp, bao gồm DNNN. Điều đó đã tách mua sắm chính phủ ra khỏi mua sắm của DNNN.

Tại Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa trình Chính phủ hai mơ hình quản lý DNNN. Mơ hình thứ nhất là thành lập Ủy ban Quản lý, giám sát DNNN thuộc Chính phủ. Mơ hình thứ hai, Bộ quản lý ngành thực hiện chức năng đại diện sở hữu nhà nước thuộc các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước. Các DNNN cơng ích hoặc nhỏ hơn do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữụ

Nếu lựa chọn phương án thứ hai, tức là về cơ bản vẫn không tách bạch được vai trò của chủ sở hữu vốn với vai trò quản lý của nhà nước, trừ một số ít doanh nghiệp do SCIC thực hiện quản lý. Trong trường hợp này vấn đề đồng nhất vai trị quản lý vĩ mơ với quản lý vi mô của nhà nước không được giải quyết, các cơ quan quản lý vẫn can thiệp trực tiếp vào DNNN, do đó vấn đề ưu tiên, bảo trợ từ nhà nước sẽ tiếp tục phát sinh. Ở phương án thứ hai, theo tác giả luận án, mơ hình thành lập một Ủy ban trực thuộc Chính phủ giống mơ hình SASAC của Trung Quốc là hợp lý. Trong mơ hình này, việc lập ra một Ủy ban trực thuộc Chính phủ, chỉ làm nhiệm vụ quản lý, giám sát nguồn vốn của nhà nước, ngồi ra, khơng đi kèm bất kỳ chức năng nào liên quan đến hoạch định chính sách, sẽ khắc phục được những lợi ích ngành, tạo ra những ưu tiên. Đồng thời điều này cũng tạo cơ sở cho việc tách bạch mua sắm chính phủ với mua sắm DNNN.

Với mục tiêu tuân thủ nguyên tắc thị trường, đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, thực hiện công khai, minh bạch và giám sát chặt chẽ hoạt động đầu tư, quản lý vốn đầu tư của nhà nước vào doanh nghiệp theo quan điểm xây dựng Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp thì giải pháp trên đây là cần thiết.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 143 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)