khơng ln đạt được sự hợp lý. Điều đó có thể tạo ra các tác động tiêu cực đối với kinh tế, xã hội, gây ra bất BĐGCDN. Trong một nhà nước, các cơ quan có quyền xây dựng chính sách, pháp luật và cơ quan thực thi là chủ thể chủ yếu tác động đến các hoạt động của doanh nghiệp. Chủ thể có quyền đối với các hoạt động của doanh nghiệp có thể là các cơ quan công quyền đại diện cho nhà nước cung cấp dịch vụ công, kiểm soát, xử lý các vi phạm của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các hiệp hội doanh nghiệp hay ngân hàng có quyền cho vay vốn và cộng đồng xã hội cũng có quyền nhất định đối với các hoạt động cụ thể của doanh nghiệp. Người tiêu dùng cũng có thể kiện doanh nghiệp này và bỏ qua doanh nghiệp khác và tiêu dùng của Chính phủ các quốc gia cũng có thể làm lợi cho một số doanh nghiệp cụ thể. Vì những lý do khác nhau, các chủ thể trong xã hội có thể tạo ra các cách ứng xử khác nhau đối với doanh nghiệp một cách khơng chính đáng và thiếu căn cứ. Điều đó sẽ tạo ra bất bình đẳng cho doanh nghiệp trong các quan hệ và ở những hoạt động cụ thể mà nó tham giạ Có thể khái qt các hình thức bất BĐGCDN theo các cách sau đâỵ
Nếu dựa vào các hoạt động của doanh nghiệp, có: (i) Bất bình đẳng trong
việc ĐKKD, thành lập doanh nghiệp; (ii) Bất bình đẳng trong kinh doanh (sau khi thành lập doanh nghiệp); (iii) Bất bình đẳng trong việc giải thể, phá sản doanh nghiệp.
Nếu căn cứ vào chủ thể gây ra bất bình đẳng doanh nghiệp thì có: (i) Bất
bình đẳng doanh nghiệp do nhà nước tạo ra; (ii) Bất bình đẳng doanh nghiệp do các tổ chức (doanh nghiệp, các hiệp hội, cộng đồng xã hội) tạo rạ
Nếu căn cứ vào hình thức sở hữu có: Bất bình đẳng giữa DNNN với doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài khu vực nhà nước.
Căn cứ vào quốc tịch của chủ sở hữu doanh nghiệp có: Bất BĐGCDN trong
nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (doanh nghiệp FDI).
Nếu xét theo loại hình doanh nghiệp có: Bất bình đẳng giữa cơng ty TNHH,
công ty cổ phần với công ty hợp danh.
Xét theo quy mơ doanh nghiệp có: Bất bình đẳng giữa doanh nghiệp có quy
mơ lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo nội dung cạnh tranh có: Bất BĐGCDN về giá, về xuất khẩu, nhập
Khác với bình đẳng xã hội, BĐGCDN là bình đẳng giữa các chủ thể cụ thể. BĐGCDN vừa mang tính chất chung, vừa chịu sự chi phối bởi những đặc tính riêng. Khi bàn về bình đẳng xã hội, điều đó nghĩa là các chủ thể có quyền và nghĩa vụ ngang nhaụ Tuy nhiên, BĐGCDN là bình đẳng giữa các chủ thể là tổ chức chứ không phải cá nhân, có chức năng kinh doanh chứ không phải hoạt động phi lợi nhuận. BĐGCDN là bình đẳng giữa các chủ thể chứ khơng chỉ là bình đẳng trong một hay một số hoạt động của doanh nghiệp. Tức là khơng thể đồng nhất BĐGCDN với bình đẳng kinh doanh mà BĐGCDN đặt ra trong suốt chu trình sống của doanh nghiệp, bình đẳng mọi lúc, mọi nơi, trong mọi quan hệ. Doanh nghiệp có bao nhiêu hoạt động thì đặt ra bấy nhiêu yêu cầu cần đạt được sự bình đẳng.
Bình đẳng giữa các chủ thể được hình thành khách quan từ xã hội, các yếu tố chủ quan không phải là yếu tố tạo ra hay thủ tiêu quyền bình đẳng. Bản chất của bình đẳng mang ý nghĩa tích cực, phù hợp với những giá trị tiến bộ và hợp lý. Một doanh nghiệp có nguồn vốn lớn có thể có nhiều sự lựa chọn về đầu tư, kinh doanh nhưng không thể mua sự thuận lợi cho mình hơn doanh nghiệp khác bằng việc chi tiền cho cơ quan công quyền để rút ngắn thủ tục hành chính hay sử dụng tiền để thống lĩnh thị trường. Trong môi trường kinh doanh bình đẳng, các doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều có thể nhận được quyền lợi và nghĩa vụ phù hợp để phát triển. Cả về lý thuyết và thực tế đều khẳng định, khơng có mối liên hệ giữa doanh nghiệp không bị phá sản với những nguồn vốn đầu tư ban đầu lớn, hay sự đổ vỡ chỉ xảy ra ở doanh nghiệp có quy mơ nhỏ. Thực tế có nhiều tập đồn kinh tế lớn đã được hình thành từ những doanh nghiệp nhỏ, bên cạnh đó, khơng ít các doanh nghiệp có quy mơ vốn đầu tư ban đầu lớn bị đổ vỡ trong những năm gần đâỵ Với những điều kiện và nguồn vốn đầu tư ban đầu dù nhiều hay ít, các doanh nghiệp đều có thể tạo ra những đóng góp cần thiết đối với xã hội với những khả năng không thể đo lường trước. Chính vì lẽ đó, nhà nước ln xác định trách nhiệm tạo môi trường thuận lợi chung cho cả doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong chính sách tự do hóa thương mại ở những nền kinh tế phát triển, các nhà nước thường gắn chính sách của họ vào việc xóa bỏ mọi sự phân biệt, đối xử hay những mầm mống dẫn đến phân biệt đối xử, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp. Sân chơi bình đẳng theo nghĩa đó chính là một hệ thống luật chơi đủ khả năng tạo ra sự ngang bằng về cơ hội cho các
bên tham gia, đồng thời trong các điều luật quốc tế vẫn có những miễn trừ, nhân nhượng nhất định đối với một bộ phận chủ thể tham gia thị trường (bộ phận non yếu nhất của cuộc chơi), và vẫn tồn tại những chính sách hỗ trợ nhất định cho những bộ phận hay khu vực chịu thua thiệt hơn trong nền kinh tế [80, tr. 11].
Tạo môi trường và điều kiện kinh doanh bình đẳng, thu hút đầu tư và phát triển kinh tế ln là mối quan tâm hàng đầu trong chính sách kinh tế của nhà nước. Trong hoạt động quản lý kinh tế, các nhà nước vẫn sử dụng chính sách ưu tiên hay hạn chế đầu tư như một cơng cụ quản lý khi cần thiết. Chính sách ưu tiên của nhà nước thường được sử dụng để kích thích phát triển sản xuất hoặc nhằm xây dựng hình mẫu chuẩn mực trong kinh doanh. Bản thân chính sách ưu tiên khơng tạo ra bất bình đẳng nếu nhà nước khơng đặt sự ưu tiên đó vào những doanh nghiệp cụ thể. Các chính sách ưu tiên, miễn giảm thuế đất, cho vay với lãi suất ưu đãi khi áp dụng gói kích cầu kinh tế hay ưu tiên về thủ tục thông quan nhanh áp dụng ở Việt Nam là những ví dụ về chính sách quản lý kinh tế của nhà nước. Những ưu tiên này không đồng nhất với những đặc quyền, đặc lợi hay chính sách bảo hộ của nhà nước dành cho doanh nghiệp. Vì thế, BĐGCDN về bản chất khơng mâu thuẫn với chính sách ưu tiên hay những hạn chế đầu tư của nhà nước. Áp dụng một chính sách ưu tiên bình đẳng địi hỏi nhà nước thực hiện đấu thầu công khai các lĩnh vực, vùng miền ưu tiên. Bất kỳ doanh nghiệp nào thấy hấp dẫn bởi chính sách ưu tiên của nhà nước đều có quyền tham gia đấu thầu, nếu doanh nghiệp trúng thầu sẽ được hưởng sự ưu tiên đó. Chính sách hạn chế kinh doanh khơng áp dụng cho doanh nghiệp mà theo ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Nhà nước có trách nhiệm minh bạch hóa các điều kiện kinh doanh để mọi nhà đầu tư, doanh nghiệp được biết trước khi lựa chọn ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh.
Về nội dung, BĐGCDN không đồng nghĩa với việc mọi doanh nghiệp đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trong mọi trường hợp mà doanh nghiệp chỉ được đối xử như nhau trong những điều kiện giống nhaụ Với việc luôn tồn tại những điều kiện không giống nhau ở khả năng đóng góp cũng như những tác động đến xã hội, thì BĐGCDN chính là địi hỏi về sự tương xứng giữa quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Do đó, BĐGCDN được quan niệm là: Mọi doanh nghiệp đều có quyền
Với quan niệm như vậy, BĐGCDN phải đáp ứng đồng thời hai tiêu chí:
Một là, sự tương thích giữa quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp.
Căn cứ vào những đóng góp, những thiệt hại do doanh nghiệp tạo ra hoặc được dự báo có thể tạo ra đối với xã hội để quy định các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khơng thật cần thiết, có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường sống như thuốc lá, rượu, bia, vàng mã, dịch vụ vũ trường, ca-si-nô,... phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Nếu doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xăng dầu đòi hỏi điều kiện phòng cháy chữa cháy và chịu thuế bảo vệ môi trường để bù đắp những thiệt hại, cải tạo ô nhiễm môi trường do doanh nghiệp tạo rạ
Hai là, tính khơng ngoại lệ trong đối tượng áp dụng. Mọi doanh nghiệp đáp
ứng các điều kiện như nhau đều hưởng quyền lợi hoặc thực hiện nghĩa vụ như nhaụ Điều đó có nghĩa, tất cả những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu, bia, thuốc lá đều phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, không tồn tại quy định cá biệt dành cho doanh nghiệp nào có kinh doanh rượu, bia, thuốc lá mà được miễn thuế nàỵ
Điều kiện cần và đủ để đảm bảo BĐGCDN là (i) phải đánh giá đúng những đóng góp của doanh nghiệp cho xã hội hay những thiệt hại do doanh nghiệp tạo ra, trước khi quy định và áp dụng các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp; đồng thời (ii) xác định đúng điều kiện, hoàn cảnh của doanh nghiệp để không áp dụng sai các quy định đối với thực tế vốn có của doanh nghiệp. Chỉ khi xác định đúng điều kiện của doanh nghiệp mới giải thích được các doanh nghiệp có như nhau về hoàn cảnh thực tế hay không để áp dụng chung một điều luật cụ thể, tạo ra BĐGCDN. Tuy nhiên, để xác định tính tương thích và đo lường điều kiện thực tế của doanh nghiệp cần phải đáp ứng những yêu cầu nhất định trong việc:
- Thống nhất về công cụ đo lường và phương pháp áp dụng chung (định tính, định lượng bằng các công cụ đo lường cụ thể);
- Thống nhất về chủ thể áp dụng: đều là doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2005, không so sánh giữa doanh nghiệp với thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp với cá nhân kinh doanh;
- Đưa các doanh nghiệp cần đánh giá vào từng quan hệ cụ thể. Tùy theo tính chất và mục tiêu của việc đánh giá mà đặt ra yêu cầu về tính cụ thể, tính chi tiết trong từng mối quan hệ. Có thể lấy hoạt động xuất, nhập khẩu làm ví dụ. Về mức độ chi tiết, cần sử dụng cả cơng cụ định tính và định lượng để đánh giá, đưa các doanh nghiệp về cùng trong hoạt động xuất khẩu hoặc cùng trong nhập khẩu với cùng một mặt hàng, trong cùng khoảng thời gian nhất định. Không thể đánh giá mức độ BĐGCDN khi khác quan hệ, nghĩa là không thể lấy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp này với nhập khẩu của doanh nghiệp khác để đánh giá có bình đẳng hay không. Cũng không thể so sánh trong cùng hoạt động xuất khẩu giữa các doanh nghiệp nhưng lại khác thời điểm (năm đánh giá cách xa nhau). Cũng không thể đánh giá sự BĐGCDN khi khác đối tượng hàng hóa xuất, nhập khẩụ Hoạt động của các doanh nghiệp đều là nhập khẩu, trong cùng thời điểm nhưng khác mặt hàng thì tính chất kinh doanh cũng khác nhaụ Tính chất mặt hàng có thể quy định những đóng góp của nó đối với yêu cầu của nền kinh tế, xã hội hoặc gây tác hại nhất định cho kinh tế trong nước, dẫn đến doanh nghiệp phải đóng thuế nhiều hay ít do bị hạn chế hay không hạn chế nhập khẩụ