Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý và giữa các cá nhân, tổ chức xã hội với cơ quan quản lý trong việc bảo đảm quyền bình đẳng giữa

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 129 - 130)

tổ chức xã hội với cơ quan quản lý trong việc bảo đảm quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Trong quá trình thực thi pháp luật bảo vệ cạnh tranh lành mạnh, các hoạt động quản lý thuộc về nhiều cơ quan khác nhaụ Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, thẩm định, xử lý hay điều tra, truy tố, xét xử thuộc về các cơ quan quản lý thị trường, cơ quan quản lý ngành, Cơng an kinh tế, Viện kiểm sát và Tịa án các cấp. Trong quá trình này, mỗi cơ quan đều có vị trí, vai trị quan trọng và quyết định đến hiệu quả công việc chung. Nếu thiếu sự phối hợp của bất kỳ cơ quan nào đều có thể làm cho vụ việc khơng được xem xét, hoặc giải quyết không kịp thời, triệt để. Hiện nay, trong các vụ việc vi phạm và xử lý hàng giả, hàng nhái có năm cơ quan có chức năng xử lý, gồm Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành Khoa học - Cơng nghệ, Văn hóa, thể thao và Du lịch, Công an kinh tế, Ủy ban nhân dân các cấp cùng cơ quan hải quan kiểm soát hàng nhập khẩụ Thực tế cho thấy, lực lượng quản lý này hoạt động còn rời rạc, thiếu sự phối hợp đồng bộ, thậm chí có sự chồng chéo, không hiệu quả. Theo quy định, để xử lý được hàng giả, bắt buộc phải có kết luận giám định hàng giả của cơ quan chuyên môn mới được tiêu hủỵ Trong nhiều trường hợp khâu giám định chậm trễ đã gây khó khăn cho việc xử lý. Nhiều trường hợp, hàng giả, kém chất lượng chi phí giám định quá cao, trong khi đương sự vi phạm là người phải nộp khoản phí này thường khơng chịu nộp, buộc lực lượng thực thi phải tạm ứng chi phí giám định. Cản trở q trình làm lành mạnh hóa, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng cũng có ngun nhân từ sự thiếu phối hợp của các hãng, chủ

sở hữu thương hiệu bị làm nháị Theo quy định, muốn giám định hàng giả, hàng nhái, lực lượng quản lý phải có yêu cầu từ chủ sở hữu thương hiệu, tuy nhiên, nhiều vụ vi phạm lại khơng thể giám định được vì hàng hóa có nguồn gốc từ nước khơng đăng ký chất lượng tại Việt Nam, đồng thời cũng có nhiều doanh nghiệp bị vi phạm lo ngại thương hiệu bị ảnh hưởng vì liên quan đến việc làm hàng giả nên thường từ chối lời mời của cơ quan chức năng để xác nhận hàng giả. Ngoài ra, chưa thay đổi được văn hóa tiêu dùng, người Việt Nam vẫn thích mua hàng giả, hàng nhái vì giá rẻ, mẫu mã đẹp, do đó đã tiếp tay cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng lậụ

Dưới góc độ thị trường, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái khơng chỉ xâm hại đến lợi ích của người tiêu dùng và doanh nghiệp trực tiếp có sản phẩm bị làm giả. Theo ơng Nguyễn Chí Thanh, giám đốc cơng ty sản xuất mực in V.max cho biết, trên thị trường chưa có sản phẩm giả mực in V.max, chỉ có sản phẩm giả của các hãng nổi tiếng. Nhưng với lượng hàng giả đang chiếm 50% đến 60% thị trường như hiện nay thì cơng ty ơng cũng gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Trước thực trạng hàng giả, hàng nhái gia tăng trên thị trường, một số công ty đã chủ động thành lập bộ phận chuyên trách phục vụ cho việc chống hàng giả như Tribeco, nhựa Bình Minh, may Việt Tiến,... Tuy nhiên, các bộ phận này hoạt động chưa hiệu quả. Theo đại diện của Trebeco thì bộ phận chống hàng giả của cơng ty vừa giải tán sau 6 tháng hoạt động. Công việc của các bộ phận này là tìm hiểu, khảo sát hàng giả trên thị trường và báo cáo cho cơ quan chức năng nhưng không nhận được sự hỗ trợ tích cực của cơ quan chức năng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 129 - 130)