Lịch sử phát triển nhân loại đã ghi nhận, bình đẳng là khái niệm được hình thành từ xã hộị Bình đẳng là kết quả đấu tranh với cái bất bình đẳng mà có. Bản chất của bình đẳng có thể được làm rõ từ những luận giải về nguyên nhân hình thành và cơ sở tồn tại của bất bình đẳng. Có nhiều quan điểm khác nhau về sự hình thành và cơ sở tồn tại của bất bình đẳng. Các nhà tư tưởng chính trị phương Tây đã từng phủ nhận sự tồn tại của bình đẳng khi cho rằng, một số bất bình đẳng đến như
là kết quả khơng thể né tránh về bất bình đẳng sinh học của kỹ năng, thể chất, khả năng tinh thần và những khía cạnh của nhân cách [100]. Nhà triết học Hy Lạp cổ
đại Aristote cũng từng thừa nhận có những khác biệt tự nhiên giữa các cá nhân và thực tế vẫn còn tồn tại những khác biệt trong kiểu phân chia giới như là kết quả khơng thể tránh được của bất bình đẳng. Cùng quan điểm với Aristote cịn có Platon và Hobbes và ngay cả hiện nay vẫn còn tồn tạị Steven Goldberg viết: "Sự thống trị và sự thành đạt cao của nam giới là khả năng không thể đảo ngược bởi có sự khác biệt về sinh học giữa nam và nữ" [105, tr. 133]. Tuy nhiên, Rousseau lại khẳng định: "Nguồn gốc của bất bình đẳng xã hội là quyền tư hữu tài sản. Bất bình đẳng xã hội khác với bất bình đẳng tự nhiên. Con người đã tạo ra bất bình đẳng xã hội thì con người cũng có thể xóa bỏ nó đi" [24, tr. 16-17].
Không coi trọng yếu tố sinh học của cá nhân hay yếu tố sở hữu, C. Mác dựa trên các học thuyết kinh tế mà ông coi là nền tảng tư tưởng của cơ cấu giai cấp. Theo đó, những lợi ích kinh tế, chính trị, ý kiến xã hội đều bắt nguồn từ kết cấu giai cấp. Cùng với những nhận định khách quan về nguyên nhân hình thành và cơ sở tồn tại của bất bình đẳng xã hội trong các nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản, C. Mác đã phân tích, làm rõ bản chất của bình đẳng. Tuy nhiên, lý thuyết chủ nghĩa Mác bảo vệ lợi ích cho giai cấp vơ sản, mang tính giai cấp nên nó ln là đối tượng phê
phán của các nhà tư tưởng tư sản. Để bảo vệ học thuyết của Mác khi học thuyết này bị xuyên tạc, Ph.Ăngghen và sau đó là Lênin, Stalin đã nhiều lần đưa ra quan điểm phản bác lại các nhà tiểu tư sản. Staline viết: "Những nhà tư sản vui lịng quan niệm chủ nghĩa xã hội mác-xít như một trại lính cổ của Nga Hồng, trong đó tất cả phụ thuộc vào nguyên tắc bình qn, nhưng những người mác-xít khơng thể chịu trách nhiệm về sự dốt nát và ngu xuẩn của những nhà văn sĩ tư sản" [35, tr. 35]. Stalin hoàn tồn phủ nhận chủ nghĩa bình qn, cào bằng trong quan niệm bình đẳng và cho đó là quan niệm sai lầm khi: ''người ta đã thấy, trong một xưởng máy, một số ít nhiều thợ thuyền chun mơn hay không chuyên môn xướng xuất ra việc thu tất cả tiền công từng người rồi lại phân phát đều ra cho mỗi người một phần bằng nhau" [35, tr. 24]. Ơng phát biểu: ''Có người tưởng rằng theo xã hội chủ nghĩa thì phải bình đẳng, bình quyền, phải san nhu cầu và đời riêng mọi người trong xã hội cho bằng nhau, khơng cần phải nói, giả thuyết ấy không giống học thuyết Mác và Lênin ở một chỗ nào cả" [35, tr. 24]. Đối với học thuyết Mác, bình đẳng khơng phải nghĩa là giống hệt nhau về nhu cầu và đời sống, mà là thanh toán những giai cấp [30].
C.Mác đã từng phê phán Cương lĩnh Gô-ta của Đảng xã hội dân chủ Đức năm 1875 và vạch rõ những sai lầm trong u sách bình đẳng thơ sơ của chương trình này khi họ coi: ''Cơng việc làm chỉ có lợi ở trong khn khổ xã hội và do xã hội mà ra, vì thế vật phẩm sản xuất ra, tổng số phải thuộc về tồn thể mọi người, mỗi người có quyền hưởng một phần bằng nhau". C.Mác cho rằng: "Quyền của người sản xuất là tỷ lệ với lao động mà người ấy cung cấp; sự ngang nhau là ở chỗ người ta đo bằng một thước đo như nhau, tức là bằng lao động" [30]. Bình đẳng chỉ là chỗ dùng công lao làm đơn vị chung để đo lường. C. Mác cho rằng, khi chưa đạt đến trình độ phát triển cao của chủ nghĩa cộng sản sẽ không thể phân phối theo nhu cầu và như vậy sẽ có những thiếu sót khơng thể tránh khỏi trong mục tiêu bảo đảm sự bình đẳng trong xã hội khi phân phối theo lao động [12, tr. 36]. Cũng theo ông, "Mặc dầu có sự tiến bộ ấy, cái quyền ngang nhau đó bao giờ cũng vẫn cịn bị giới hạn trong khuôn khổ tư sản." [30, tr. 34-35]. Trong thực tế, sự bình đẳng này vẫn
nằm trong "khn khổ tư sản", "quyền tư sản", nghĩa là còn chưa đạt được sự ngang
nhau, vẫn tạo ra sự phân hóa xã hội nhất định. Về phương pháp để giải quyết các quan hệ phân phối hướng tới bình đẳng, Mác nhận định, con người ta, về sức vóc,
về tinh thần, có người hơn, người kém, người hơn có thể trong cùng một thời gian làm được nhiều việc hơn, hay làm việc được lâu hơn, mà công lao muốn đem dùng để đo lường thì phải định rõ hoặc thời gian, hoặc lực độ của nó. Nếu khơng, cơng lao khơng cịn là đơn vị để đo lường nữạ Bình quyền nói trên sẽ là một thứ bất bình đẳng về quyền lợi nếu công lao bất tương đồng [35, tr. 18]. Do đó, chỉ có thể so sánh về quyền và nghĩa vụ của chủ thể để có kết luận về sự bình đẳng hay khơng trên cơ sở áp dụng nó về cùng một hoạt động của đối tượng so sánh. Lý luận của Mác về hoạt động tổ chức sản xuất của cải vật chất cũng như sự phân công lao động trong xã hội cùng với những phân tích về cấu trúc xã hội đã vạch rõ tính chất giai cấp của xã hội và tính bất bình đẳng trong quan hệ xã hộị
Dựa trên những điều kiện kinh tế - xã hội không giống nhau, các quan điểm nhận định về nguyên nhân hình thành và cơ sở tồn tại của bất bình đẳng và bình đẳng xã hội cũng khơng giống nhaụ Tuy nhiên, quan điểm của các nhà tư tưởng trên đây ngày càng tiến bộ và được làm rõ hơn, phản ánh sự phát triển của kinh tế - xã hội qua các thời kỳ lịch sử. Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển, về nguồn gốc của bất bình đẳng để tìm kiếm sự tồn tại cho bình đẳng trong xã hội là vấn đề có ý nghĩa quan trọng.
Thứ nhất, nếu dựa vào quan điểm cho rằng bất bình đẳng vốn là tự nhiên,
khơng thể né tránh, điều đó sẽ làm cho xã hội thừa nhận và phụ thuộc vào nó, khơng tồn tại tư duy cải tạo, đấu tranh với bất bình đẳng.
Thứ hai, nếu dựa trên quan điểm cho rằng bất bình đẳng có ngun nhân từ
xã hội, đánh giá đúng bản chất và tính chất tiêu cực của bất bình đẳng, cần phải được cải tạo để có bình đẳng xã hội sẽ thúc đẩy xã hội phát triển.
Cơng bằng và bình đẳng là hai khái niệm gần nhau nhưng khơng đồng nhất với nhaụ Tuy nhiên, thực tế vẫn có những quan niệm chưa làm rõ được khác biệt nàỵ Vì thế có khái niệm về cơng bằng ngang và công bằng dọc. Công bằng ngang tức là thực hiện chính sách phân phối ngang nhau đối với các thành viên trong xã hội có những điều kiện hay cơ hội phát triển ngang nhaụ Công bằng dọc, là thực hiện chính sách phân phối thu nhập khác nhau đối với các thành viên trong xã hội có các cơ hội phát triển khơng giống nhau [29, tr. 215]. Về bản chất, bình đẳng phải bao gồm được cả cơng bằng theo chiều dọc và theo chiều ngang.
Trong tiếng Anh, bình đẳng xã hội "Social Equality" được hiểu là sự ngang bằng nhau giữa các chủ thể trong xã hội về các phương diện chính trị, kinh tế, pháp luật. CBXH thường được dùng để chỉ sự tương xứng giữa công lao và phần thưởng, giữa gây thiệt hại và trách nhiệm bù đắp. Công bằng bao gồm cả trong phân phối thu nhập và công bằng trong cơ hội phát triển. Các yếu tố chủ quan như nguồn lực kinh tế và khả năng bẩm sinh mà một người sở hữu có thể tạo ra những thuận lợi hay hạn chế ban đầu cho chủ thể, nhưng về khách quan, các chủ thể có điều kiện khác nhau vẫn nhận được những cơ hội phát triển như nhaụ
Bình đẳng xã hội có phạm vi rộng, bao quát cả nghĩa bằng nhau và nghĩa công bằng. Thực hiện CBXH là điều kiện và tiền đề để thực hiện khát vọng bình đẳng xã hộị Về nghĩa, CBXH là sự tương xứng chứ không chỉ sự ngang bằng nhau về vai trò và vị thế của chủ thể. Bình đẳng xã hội vừa giải quyết sự tương thích giữa quyền lợi và nghĩa vụ trong một chủ thể, vừa đảm bảo rằng mọi chủ thể phải được đối xử như nhaụ Để làm rõ bản chất của bình đẳng cần phải đặt các khái niệm này trong sự phân tích có tính hệ thống. Xét về nội dung, có thể thấy khái niệm bình đẳng được phát triển trên các khái niệm bằng nhau và công bằng, với các cấp độ như sau:
Bằng nhau: Các chủ thể xã hội nhận được quyền lợi hoặc thực hiện nghĩa
vụ, trách nhiệm như nhau theo nghĩa toán học (bằng nhau tuyệt đối).
Công bằng: Các chủ thể trong xã hội được đối xử hợp lý. Sự hợp lý này có
nghĩa là tương xứng với các nghĩa vụ và đóng góp của chủ thể đối với xã hội là cái mà họ nhận được từ sự phúc đáp của xã hội và ngược lại tương xứng với quyền lợi là trách nhiệm.
Bình đẳng: Các chủ thể được đối xử ngang bằng nhau, khơng có ngoại lệ.
Điều đó nghĩa là, khi ở những điều kiện, hồn cảnh giống nhau thì mọi chủ thể đều được hưởng quyền lợi hoặc gánh vác nghĩa vụ bằng nhau và khi ở những điều kiện và tính chất khác nhau phải được đối xử khác nhau theo nguyên tắc tương thích, phù hợp với quyền lợi và nghĩa vụ, khơng phân biệt đối xử.
Bình đẳng là khái niệm mang tính chất so sánh, theo đó các chủ thể trong xã hội phải được đối xử, hưởng lợi ích và đóng góp như nhau khi giả thiết rằng họ có điều kiện và hoàn cảnh hoàn tồn giống nhaụ Chính vì lẽ đó, phải sử dụng cả
phương pháp định lượng và định tính để đo lường, xác định những quyền lợi và nghĩa vụ. Bình đẳng với nghĩa nguyên thủy là bình đẳng tuyệt đối hay sự bằng nhau theo nghĩa toán học. Tuy nhiên, các chủ thể trong xã hội vốn có những điều kiện, hồn cảnh ln khơng giống nhaụ Vì thế, đi tìm sự bằng nhau cho các quan hệ xã hội là phải đưa các chủ thể về cùng một điều kiện, hoàn cảnh như nhau và áp dụng chung một công cụ đo lường. Thực tế, các quan hệ xã hội vốn phức tạp, không thể định lượng được mọi trường hợp, do đó bình đẳng giữa các chủ thể chính là sự nhận lại từ xã hội một lượng khác nhau tương xứng của các chủ thể có điều kiện khác nhaụ Nói cách khác, bình đẳng là ở chỗ, các chủ thể có đóng góp nhiều thì hưởng lợi nhiều, đóng góp ít thì hưởng lợi ít, nếu gây thiệt hại cho xã hội thì phải bù đắp thiệt hại, khơng có ngoại lệ cho bất kỳ chủ thể nàọ Đồng thời, khơng thể tồn tại sự bình đẳng theo nghĩa làm cho các chủ thể bằng nhau trong mọi trường hợp. Trong Đại Từ điển Tiếng Việt có ghi: "bình đẳng là ngang nhau về nghĩa vụ và quyền lợi" [93, tr. 169].
Đối lập với khái niệm bình đẳng là bất bình đẳng trong xã hộị Bất bình đẳng là hiện tượng xã hội không tồn tại một cách ngẫu nhiên mà chỉ xuất hiện khi có một nhóm xã hội khai thác và kiểm sốt các nhóm xã hội khác trong một số lĩnh vực chủ yếu, nhằm chiếm dụng đặc quyền, đặc lợi xã hộị Bất bình đẳng là sự phản ánh sai lệch giá trị đích thực của các chủ thể trong xã hộị Sự tồn tại bất bình đẳng trong xã hội vì thế sẽ là yếu tố kìm hãm sự phát triển của các cá nhân, tổ chức và xã hội ở những lĩnh vực, phương diện mà nó ngự trị. Đó chính là lý do cần xóa bỏ bất bình đẳng để thúc đẩy xã hội phát triển. Thiết lập bình đẳng trong xã hội là góp phần bảo đảm cho những giá trị xã hội được xác định. Khi những giá trị xã hội đã được xác định và bảo vệ sẽ tạo cơ sở cho con người có niềm tin và động lực phấn đấụ Bình đẳng xã hội là yếu tố không xa dời đạo đức, pháp luật và chân lý, nó phản ánh tính nhân văn và có ý nghĩa tích cực đối với xã hộị
Từ những các quan điểm trên đây, có thể định nghĩa về bình đẳng như sau:
Bình đẳng là một cách ứng xử của xã hội đối với các chủ thể cụ thể, theo nguyên tắc mọi chủ thể có cùng điều kiện đều được đối xử như nhau, tương xứng với quyền lợi là nghĩa vụ, tương xứng với cống hiến là phần lợi ích mà chủ thể nhận lại từ xã hộị
Với quan niệm như vậy, bình đẳng xã hội có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, bình đẳng là biểu hiện về sự tương thích giữa quyền lợi và nghĩa
vụ của chủ thể.
Bình đẳng khơng mang nghĩa "cào bằng" về mọi trách nhiệm, quyền lợi mà phải gắn các quy ước xã hội, quy định pháp luật vào việc xác định (định lượng hoặc định tính) những đóng góp của chủ thể đối với xã hội để trả lại quyền lợi cho chủ thể một cách phù hợp. Trong các quan hệ xã hội, ít trường hợp định lượng được mức đóng góp của các chủ thể, để xác định quyền lợi và nghĩa vụ bao nhiêu là đủ. Nhưng khơng vì thế mà khơng thực hiện việc xác định những đóng góp hoặc tổn thất do chủ thể tạo rạ Trong những trường hợp không định lượng được vẫn cần phải đánh giá và dự báo về sự đóng góp của chủ thể bằng phương pháp định tính để quy định các hình thức và mức độ phúc đáp đối với chủ thể một cách hợp lý nhất. Điều đó có nghĩa, cần thống nhất những cơng cụ đo lường, tính tốn các tác động của chủ thể thông qua những giá trị tương đương mới có thể đưa các chủ thể về những điều kiện hoàn cảnh xác định để so sánh đánh giá được mức độ bình đẳng.
Thứ hai, bình đẳng địi hỏi phải có sự đối xử ngang nhau, khơng có ngoại lệ
về đối tượng áp dụng.
Cùng với việc đảm bảo sự tương quan trong phân phối giữa lao động và sự trả công, giữa thưởng và phạt, giữa vi phạm và sự trừng phạt, giữa quyền và nghĩa vụ thì về ngun tắc, mọi chủ thể có cơng như nhau phải được trả cơng như nhau, cũng như đóng góp khác nhau sẽ nhận được lợi ích khác nhau một cách tương thích. Đồng thời, trong cùng một điều kiện, hồn cảnh như nhau, các chủ thể đều chịu sự tác động như nhau, khơng có những chủ thể đứng ngồi các quy định chung của nhà nước và xã hộị
Thứ ba, bình đẳng là khái niệm mang tính tương đốị
Hình thành trong xã hội, các quan niệm về bình đẳng được ghi nhận thơng qua các quy ước xã hội hay quy định pháp luật. Quan niệm về bình đẳng trong các quy định hay quy ước đều phản ánh trình độ phát triển kinh tế, xã hội, phù hợp với từng giai đoạn lịch sử nhất định. Những người Hy Lạp cho rằng, chế độ nô lệ là công bằng, các nhà tư sản (thời kỳ 1789) lại coi chế độ phong kiến là bất bình đẳng cần phải xóa bỏ. Điều đó khẳng định, khơng có tiêu chí đánh giá bình đẳng chung cho mọi thời
đạị Quan niệm bình đẳng vì thế có thể phù hợp với giai đoạn này nhưng có thể khơng