CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ CẬP GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 30 - 35)

ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP

Từ những nghiên cứu, đánh giá khác nhau về tính chất, phạm vi và mức độ bất BĐGCDN, một số cơng trình nghiên cứu có đưa ra giải pháp nhằm giải quyết những khía cạnh nhất định của quyền BĐGCDN.

Trong một nghiên cứu của mình, TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, để hướng đến việc xóa bỏ sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế, cần phải tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật doanh nghiệp chung điều chỉnh hoạt động các doanh nghiệp trong nước, khắc phục sự phân biệt, mặc cảm về thiếu bình đẳng trong các thành phần kinh tế [34, tr. 13], đồng thời "thu hẹp dần các lĩnh vực độc quyền nhà nước và các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước" [34, tr. 14].

Đề tài "Đổi mới quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp không phân

biệt thành phần kinh tế" của TS. Trần Tiến Cường lựa chọn ba nhóm giải pháp mang

tính định hướng, là: (i) Giải pháp đổi mới quản lý nhà nước liên quan đến khung pháp luật; (ii) Các giải pháp về đổi mới quản lý nhà nước liên quan đến tách bạch quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu đối với công ty nhà nước; và (iii) Các giải pháp liên quan đến tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp.

Tiến sĩ Đặng Vũ Huân sau khi nhận định về thực trạng pháp luật điều chỉnh vấn đề cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam, cho rằng: "Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh phải tạo cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện nguyên tắc bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, trung thực, công bằng giữa các chủ thể kinh doanh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng" [22, tr. 42]. Trong nghiên cứu của mình, TS Nguyễn Đình Tài đưa ra hai nhóm giải pháp để hạn chế các hoạt động kinh doanh khơng chính thức, bao gồm:

- Giải pháp về pháp lý: Nhằm làm cho pháp luật trở nên hợp lý hơn thông qua minh bạch hóa các chính sách pháp luật, đẩy nhanh cải cách hành chính, tăng cường năng lực thực thi pháp luật và năng lực hành chính, sử dụng cơ chế gián tiếp để thực thi pháp luật và tăng cường trợ giúp, giám sát doanh nghiệp và chế tài xử lý vi phạm.

- Giải pháp thực tiễn nhằm vào: Cải cách DNNN để tạo sân chơi bình đẳng, giải quyết về cơ chế tài chính, đất đai theo hướng tăng cường khả năng tiếp cận bình đẳng và tập trung phát triển các thị trường nhân tố chính thức [77].

Trong bài "Beyond individual success stories: Promoting entrepreneurship

though institutinal reform: Bên cạnh những thành công của các doanh nhân: nhằm thúc đẩy kinh doanh thông qua cải cách thể chế", Tiến sĩ Alek sandr Shkolnikov,

đã phản ánh một kinh nghiệm chống tham nhũng, ngăn chặn bất bình đẳng doanh nghiệp. Tác giả nêu: "Tại Nga, các hiệp hội ngành nghề đi đầu trong việc chống tham nhũng khi những tham nhũng này được chứng minh là một trong những rào cản chính trong việc khởi nghiệp và cạnh tranh bình đẳng" [95]. Các hiệp hội này đang tự trang bị cho các doanh nghiệp nhỏ để chống lại sự moi tiền của các quan chức cơng và đang tranh thủ đường dây nóng và các luật sư góp sức giải quyết các vụ việc gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp khi các công ty thực hiện các hành vi một cách bất hợp pháp như cạnh tranh không công bằng hoặc các cơng chức Chính phủ tham nhũng. Tác giả cho biết thêm, hiệp hội ở Nga đang nỗ lực kiến nghị thay đổi luật và quy định để đảm bảo rằng các đạo luật và những quy định này thống nhất hơn và cơng bằng hơn - ví dụ như bảo vệ quyền của các doanh nghiệp nhỏ tham gia đấu thầu, hoặc đảm bảo cho các cơ quan, các bang địa phương đưa ra các khoản vay đúng quy định. Làm như vậy, các hiệp hội ở nước này không chỉ thúc đẩy mơi trường kinh doanh mà cịn phải mở nhiều cuộc đàm thoại mang tính dân chủ với Chính phủ và nắm vững các quan chức có trách nhiệm liên quan [95].

Trong cuốn sách "Cải cách doanh nghiệp công trong các nền kinh tế chuyển

đổi: Corporate Governance of Public Enterprises in Transitional Economies", tác giả

Dominiquer Pannier cho rằng, để doanh nghiệp cơng (DNNN) có thể cạnh tranh, cải cách, địi hỏi hàng loạt chính sách của nhà nước phải thay đổị Theo đó, cạnh tranh

có thể được thúc đẩy bằng việc loại bỏ cơ chế kiểm soát giá và hàng rào gia nhập, tự do hóa ngoại thương, bãi bỏ các quy định khơng cần thiết và phá vỡ cấu trúc độc quyền [98, tr. 4]. Tác giả cũng cho rằng, cải cách DNNN bao gồm các biện pháp "nội bộ" và "bên ngoài". Các biện pháp bên ngoài tác động đến sự hoàn thiện của quản trị DNNN ngoài thúc đẩy cạnh tranh còn bao gồm việc tư nhân hóa và thắt chặt ngân sách. Bên cạnh đó, bằng cách tư nhân hóa các DNNN, nền kinh tế sẽ hưởng lợi theo nhiều cách khác nhau: giảm ảnh hưởng của chính trị đối với quản lý doanh nghiệp, chuyển rủi ro sang cho các chủ sở hữu tư nhân, mang lại động lực mạnh mẽ để tăng hiệu quả, giảm lãng phí.

Trong bài "Competition, Corporate Governance, and Regulation in Central

Asia: Cạnh tranh, Quản trị doanh nghiệp và điều tiết tại Trung Á'', Harry G. Broadman

để cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy cạnh tranh. Harry G. Broadman khuyến cáo, nhiều bất cập về cơ cấu của Uzbekistan cũng tồn tại phổ biến ở các nước cộng hòa Trung Á khác. Chính vì thế, những phân tích và đề xuất chính sách trong tài liệu này cũng có thể áp dụng ra bên ngồi Uzbekistan. Tác giả chỉ ra rằng, vấn đề chống độc quyền cần phải giao cho Ủy ban chống độc quyền (AMC), mục tiêu trọng tâm của chương trình cải cách cạnh tranh và điều tiết do AMC thực hiện là phát triển các loại hình doanh nghiệp và mơi trường cạnh tranh trong nền kinh tế; điều tiết các hoạt động của các doanh nghiệp độc quyền; ngăn chặn sự thao túng của các cơng ty chiếm vị trí thống lĩnh trên thị trường; áp dụng chế tài đối với các công ty cạnh tranh không lành mạnh; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong nghiên cứu này cũng cho thấy, để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp độc quyền cũng cần đăng ký độc quyền. Ngồi ra, những cơng ty độc quyền có đăng ký một khi đã thỏa thuận và đi đến thống nhất với nhà cung cấp đầu vào và người tiêu thụ đầu ra về khối lượng hàng hóa, thời gian giao hàng và các điều khoản khác (như giá cả) thì phải đăng ký các điều khoản giao dịch này cùng với lợi nhuận dự kiến với AMC. Trong một số trường hợp, điển hình là độc quyền về cơ sở hạ tầng (cơng trình cơng ích), AMC trực tiếp quyết định giá cả và lợi nhuận. Bên cạnh đăng ký độc quyền, cán bộ quản lý cao cấp của AMC nhận thấy rằng, nếu chỉ dựa vào việc kiểm soát giá cả và lợi nhuận thì sẽ khơng mang lại hiệu quả và cũng không phải là cách tốt để thúc đẩy cạnh tranh trong các khu vực thương mại, và chỉ tạo ra sự phân bổ nguồn lực kém hiệu quả trong nền kinh tế. Theo đó, trong các biện pháp chiến lược chính để nâng

cao hiệu quả hoạt động của AMC, Ủy ban này đã đặt ra mục tiêu là chuyển sang

một hệ thống giám sát vào cuối năm 2000. Cũng trong nghiên cứu này, tác giả chỉ ra rằng, để cải thiện môi trường cạnh tranh phải xác định phạm vi thị trường kinh tế một cách có cơ sở, khơng áp đặt. Khi xác định đúng công ty độc quyền, AMC cần xây dựng các kế hoạch "phi độc quyền hóa", hồn thiện pháp luật cạnh tranh và giáo dục cộng đồng về lợi ích của cạnh tranh đối với việc phát triển kinh tế. Thúc đẩy sự tham gia giám sát, kiểm tra, khiếu nại của khách hàng về vi phạm kinh doanh, tham nhũng và sự thiếu hiệu quả trong các chương trình của Chính phủ [99, tr. 5].

Trong tài liệu của OECD nghiên cứu về "Cải cách doanh nghiệp nhà nước

đến khuôn khổ pháp lý và điều tiết đối với DNNN ở các nước OECD. Tài liệu này đã viện dẫn đến các đạo luật của Phần Lan, Hàn Quốc, Mêxicô, Thụy Sĩ và Pháp hướng tới cải cách mạnh mẽ đối với DNNN. Điều này không chỉ đơn thuần nhằm mang lại hiệu quả cho DNNN mà quan trọng hơn là cần phải xây dựng các quy tắc ứng xử để DNNN tuân thủ các kỷ luật của thị trường. Vì thế, nội dung của các đạo luật đều quy định tách bạch chức năng của chủ sở hữu với chức năng của nhà quản lý, xóa bỏ những can thiệp, bảo trợ của nhà nước đối với DNNN và gắn hoạt động quản trị doanh nghiệp với trách nhiệm giải trình. Điều đó cũng đồng thời tạo ra những tác động nhất định đến việc tạo vị thế bình đẳng hơn giữa DNNN với doanh nghiệp của tư nhân.

Trong bài Good Practice for Effective Boards in SOES in Sweden: Kinh nghiệm

hay dành cho Hội đồng quản trị hiệu quả ở doanh nghiệp nhà nước tại Thụy Điển" của Lars Johan Cederlund là sự tiếp nối về vấn đề cải cách DNNN. Tác giả đã đề

cập tình hình cải cách DNNN ở Thụy Điển, trên cơ sở nghiên cứu tình huống về quản trị doanh nghiệp. Tác giả viết: "Cải cách ở Thụy Điển có nguồn gốc từ sự phi quy chế hóa nhiều khu vực cơ sở hạ tầng bắt đầu vào thập niên 1980, dẫn đến áp lực chính trị gia tăng địi hỏi có một sân chơi bình đẳng hơn và một sự cạnh tranh bình đẳng hơn cho các cơng ty tư nhân tham gia vào khu vực mới mở cửa này". Chính phủ Thụy Điển đã thực hiện đổi mới DNNN. Tuy nhiên, vấn đề cải cách DNNN cũng được cho rằng có nhiều thách thức. Trong nghiên cứu này, Lars Johan Cederlund đã phân tích những khó khăn và lựa chọn giải pháp để tiến hành cải cách DNNN ở Thụy Điển trên cơ sở đánh giá tác dụng của các giải pháp đó. Tuy khơng luận giải về bình đẳng doanh nghiệp nhưng các giải pháp cải cách DNNN trong nghiên cứu này có thể làm cho tiến trình cải cách DNNN triển khai hiệu quả hơn. Cải cách DNNN để đặt doanh nghiệp này vào môi trường cạnh tranh với tư nhân trong những điều kiện thống nhất sẽ góp phần đảm bảo quyền BĐGCDN.

Trong "OECD Corporate Govermance Working Papers, Nọ 1: Tài liệu công

tác về Quản trị doanh nghiệp OECD số 1", bàn về "Cạnh tranh bình đẳng và DNNN: Thách thức và lựa chọn chính sách", Capobianco, Ạ và H. Christiansen đã đề cập

những quan ngại về cạnh tranh bình đẳng phát sinh từ việc các DNNN gia nhập thị trường ở các nước chưa thực hiện đầy đủ q trình cổ phần hóạ Để giải quyết vấn đề

này OECD đã thiết lập khn khổ cạnh tranh bình đẳng giữa DNNN với DNTN. Những khung khổ này không chỉ giải quyết những hành vi phản cạnh tranh của DNNN mà còn tạo ra cơ chế xác định và loại trừ các lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp này, bao gồm các giải pháp về thuế, chi phí tài trợ và bình đẳng về pháp luật.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)