THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 81 - 82)

VỀ QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP

3.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP DOANH NGHIỆP

Trong xu thế hội nhập và phát triển, với sự tham gia ngày càng sâu rộng vào thị trường thế giới và thực hiện những cam kết quốc tế, luật pháp Việt Nam đã được đặt vào yêu cầu đổi mớị Một trong những nội dung quan trọng trong quá trình cải cách của nhà nước là hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng những địi hỏi của KTTT, trong đó có việc bảo đảm quyền BĐGCDN. Các văn bản có giá trị chi phối quyền BĐGCDN bao gồm nhiều loại như: Hiến pháp (1992) và Hiến pháp (2013), Luật Doanh nghiệp (1999), Luật Cạnh tranh (2004), Luật Doanh nghiệp (2005), Luật Đầu tư (2005), Luật Thương mại (2005), Luật Phá sản (2004), các luật chuyên ngành và văn bản hướng dẫn thi hành luật. Hệ thống pháp luật này đã quy định quyền tự do kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng giữa các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế. Đồng thời, pháp luật cũng quy định cấm các hành vi hạn chế cạnh tranh, phân biệt đối xử doanh nghiệp và quy định về cơ chế cạnh tranh lành mạnh. Sự thống nhất áp dụng Luật Doanh nghiệp (2005), Luật Đầu tư (2005) và nỗ lực cải cách DNNN, xóa bỏ Luật DNNN và các đạo luật về doanh nghiệp theo hình thức sở hữu là bước tiến quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền BĐGCDN. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quan điểm bảo đảm quyền BĐGCDN đã trở thành nguyên tắc xuyên suốt các quy định pháp luật từ Hiến pháp, các đạo luật cho đến các văn bản hướng dẫn và ngay cả trong các quyết định cụ thể. Nội dung bảo đảm quyền BĐGCDN được quy định trong quá trình thực hiện các thủ tục ĐKDN, trong hoạt động kinh doanh, cạnh tranh và trong giải thể, phá sản doanh nghiệp. Quá trình đổi mới thể chế kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường hơn hai thập kỷ qua đã phản ánh đầy đủ những mặt đạt được và hạn chế về mơi trường đầu tư, trong đó có việc xây dựng pháp luật về quyền BĐGCDN.

Để bản chất của quyền BĐGCDN được làm rõ trong nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật về quyền BĐGCDN ở Việt Nam, luận án sẽ phân tích những ưu điểm và hạn chế của pháp luật, quá trình thực thi pháp luật theo những tiêu chí cụ thể. Trong mỗi tiêu chí đánh giá đều được chứng minh bằng các quy định pháp luật gắn với việc ĐKDN, hoạt động kinh doanh và trong giải thể, phá

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)