Sửa đổi, bổ sung các quy định về tiếp cận các nguồn lực, ký kết hợp đồng, giải quyết tranh chấp, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước trong quá

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 152 - 156)

hợp đồng, giải quyết tranh chấp, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp

a) Việc tiếp cận các nguồn lực

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động kinh tế không thể tách dời các điều kiện về vốn, đất đai, lao động,... Việc tiếp cận các nguồn lực này dễ dàng hay khó khăn sẽ tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong nền KTTT, Nhà nước cần có cơ chế bảo đảm khả năng tiếp cận thuận lợi như nhau cho các doanh nghiệp trong việc huy động vốn, thuê đất xây dựng nhà xưởng và hợp đồng thuê mướn người lao động. Trong hệ thống luật thực định, các quy định pháp luật về cơ bản đều thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm sự bình đẳng, khơng phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp theo thành phần kinh tế. Tuy nhiên, một số quy định của Luật Đất đai, quy định quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại các

doanh nghiệp, quy định quản lý sử dụng vốn ODA, Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn cần cũng cần được sửa đổi, bổ sung để đảm bảo khả năng thực thi cho doanh nghiệp.

Trong lĩnh vực đất đai, để đảm bảo quyền bình đẳng và thuận lợi chung cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và doanh nghiệp có vốn FDI, Luật Đất đai cần bổ sung các quy định về: (i) quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp liên doanh; (ii) cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất từ tổ chức, cá nhân Việt Nam như các nhà đầu tư trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh; (iii) Cho phép người sử dụng đất được thế chấp quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai, tạo cơ hội huy động vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp thiếu vốn.

Trong tiếp cận với các nguồn vốn, phải đảm bảo sự BĐGCDN, giải quyết sự mất cân đối trong cho vay vốn của nhà nước dành cho DNNN. Cần xóa bỏ tư duy bảo lãnh của nhà nước cho các DNNN đã tạo ra thái độ ứng xử khác biệt từ phía ngân hàng cho các doanh nghiệp. Theo đó, các DNNN thường được bỏ qua nhiều thủ tục để cho vay một cách dễ dãi, trong khi các DNTN khơng có bảo lãnh nhà nước lại gặp nhiều cản trở. Bên cạnh đó, việc cấp các khoản vốn vay do phát hành trái phiếu, vốn vay ưu đãi,... đến với DNNN cũng cần có quy định đảm bảo trách nhiệm giải trình đối với cả người cho vay và DNNN đi vaỵ

b) Về hợp đồng và giải quyết tranh chấp

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc ký kết hợp đồng diễn ra thường xuyên. Để đảm bảo quyền bình đẳng trong ký kết hợp đồng, các bên đều được tự do thỏa thuận hợp đồng, không bị đe dọa, ép buộc,... Khi hợp đồng bị vi phạm, bên vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ thỏa đáng. Tuy nhiên, một số quy định của Bộ luật Dân sự vẫn quy định cho phép một trong các bên từ bỏ hợp đồng dễ dàng, dẫn đến quyền lợi của bên bị vi phạm khơng bảo đảm. Bên cạnh đó, việc duy trì chính sách quản lý hành chính, khơng tách bạch vai trị quản lý nhà nước vĩ mô ra khỏi hoạt động quản trị trong nội bộ doanh nghiệp, hay việc chỉ đạo hành chính đối với lĩnh vực kinh doanh độc quyền cũng tạo ra những hạn chế về tự do hợp đồng, gây ra bất bình đẳng cho một trong các bên tham gia ký kết. Quyết định số

26/2006/QĐ-TTg đặt các DNTN bán buôn điện vào vị thế bắt buộc phải bán buôn cho một DNNN duy nhất, trong khi nhà nước có thể tách các cơng ty ra để có thêm vài công ty nữa độc lập với EVN mua điện của các công ty tư nhân.

Để đảm bảo quyền BĐGCDN trong việc ký kết hợp đồng, Luật Thương mại, Luật Dân sự phải bổ sung các quy định theo nguyên tắc đảm bảo quyền tự do kinh doanh, giảm vai trị điều hành hành chính của nhà nước. Bộ luật Dân sự cần bổ sung các vấn đề liên quan đến quy định chung về giao dịch dân sự và phần nghĩa vụ và hợp đồng. Theo đó, các quy định trong Điều 135, Điều 137 Bộ luật Dân sự phải làm rõ khái niệm vô hiệu tương đối, tuyệt đối, vô hiệu tồn bộ, vơ hiệu một phần và các hậu quả pháp lý tương ứng. Các quy định về nghĩa vụ và hợp đồng cần bổ sung các trường hợp được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 391). Đối với Điều 415 cũng cần bổ sung các tình huống có thể dẫn đến hỗn thực hiện nghĩa vụ. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng cần bổ sung thêm trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng.

c) Về chính sách thuế đối với doanh nghiệp

Chính sách thuế đối với doanh nghiệp về cơ bản đã đạt được sự BĐGCDN. Quy định tính thuế chủ yếu gắn vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Trong công tác quản lý thuế, thủ tục được áp dụng cho từng sắc thuế. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số bất bình đẳng về thuế cần được giải quyết để thống nhất cách hiểu và áp dụng bình đẳng cho mọi doanh nghiệp.

Cần sửa đổi, tạo ra sự thống nhất trong quy định về các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Thực tế, giữa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, Nghị định số 124/2008/NĐ-CP của Chính phủ và Thơng tư số 130/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính đang tồn tại ba cách quy định với ba mức khác nhaụ Luật Thuế TNDN ghi nhận 14 khoản chi được trừ, Nghị định xác định 14 khoản, Thơng tư xác định có 31 khoản. Bên cạnh đó, các quy định trong Quy chế tài chính của cơng ty mẹ - Tập đồn dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 142/2007/ NĐ-CP ngày 5/9/2007 của Chính phủ thống nhất với Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng cần sửa đổị Luật Thuế giá trị gia tăng là loại thuế áp thuế suất vào mặt hàng cụ thể nên khơng có quy định phân biệt đối xử. Tuy nhiên, việc quy định quá nhiều

về nhóm dịch vụ hàng hóa khơng chịu thuế cũng dẫn đến khơng bảo đảm tính bình đẳng giữa những doanh nghiệp kinh doanh ngành thuộc diện khơng chịu thuế với số ít các ngành khác phải chịu thuế GTGT. Để đảm bảo tính liên hồn của thuế GTGT, pháp luật cần thu hẹp diện không chịu thuế GTGT hoặc loại bỏ một số loại ra khỏi diện chịu thuế. Cần xóa bỏ quy định về hai mức thuế suất thuế GTGT ngoài thuế suất 0% để đảm bảo tính minh bạch, bình đẳng trong chính sách thuế GTGT và phù hợp với thông lệ quốc tế.

d) Sửa đổi, bổ sung các quy định về giải thể, phá sản doanh nghiệp

Quyền bình đẳng doanh nghiệp là quyền bình đẳng của một loại hình chủ thể, vì thế khơng chỉ địi hỏi bình đẳng trong kinh doanh mà là bình đẳng trong suốt chu trình sống của doanh nghiệp. Trước khi doanh nghiệp chấm dứt các hoạt động trên thị trường thông qua giải thể hoặc phá sản, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo quyền được bình đẳng. Luật thực định quy định về giải thể, phá sản doanh nghiệp về cơ bản khơng có quy định phân biệt đối xử doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau 7 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp và hơn 8 năm thực hiện Luật Phá sản đã kiểm chứng nhiều bất cập của Luật so với thực tiễn. Cả chế định giải thể và Luật Phá sản đều đang trong giai đoạn xem xét để sửa đổi, bổ sung. Mặc dù không quy định phân biệt đối xử doanh nghiệp nhưng Luật phá sản lại có những ngoại lệ để Chính phủ xem xét cân nhắc trước khi quyết định để doanh nghiệp phá sản hay không (Khoản 2 Điều 2). Các văn bản dưới Luật khơng có hướng dẫn cụ thể, dẫn đến nhiều DNNN kinh doanh thua lỗ kéo dài cần được giải quyết theo thủ tục phá sản lại được sắp xếp vào các tập đồn, tổng cơng tỵ Một số trường hợp được Chính phủ trả nợ thaỵ Trong trường hợp của Việt Nam, việc sửa đổi Luật phá sản nên tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia và hướng dẫn của OECD. Theo hướng dẫn của OECD thì: DNNN và bản thân nhà nước với tư cách là cổ đơng, khơng nên được bảo hộ khỏi tịa án và các cơ quan quản lý trong trường hợp vi phạm pháp luật. Các bên có quyền lợi liên quan phải có quyền chất vấn nhà nước với tư cách chủ sở hữu doanh nghiệp trước tòa và phải được hệ thống tư pháp đối xử cơng bằng và bình đẳng. Quy định trong Luật sửa đổi Luật phá sản không chỉ cần đảm bảo thủ tục pháp lý khả thi mà cần phải đảm bảo sự bình đẳng trong phá sản doanh nghiệp. Theo đó cần

khẳng định được nguyên tắc bảo đảm quyền BĐGCDN, các hợp tác xã trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phá sản doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 152 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)