Pháp luật quy định các hình thức bảo đảm quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 69 - 71)

các doanh nghiệp

Trong xã hội có nhà nước, các cơng cụ quản lý xã hội bao gồm nhiều loại, tuy nhiên, pháp luật là công cụ quản lý quan trọng nhất. Nếu tác dụng của đạo đức, tôn giáo, tập quán chủ yếu dựa vào ý thức tự giác của các chủ thể và chịu sự tác động từ dư luận xã hội là chủ yếu thì pháp luật có các chế tài được bảo đảm bằng các cơ quan bảo vệ pháp luật, có tính bắt buộc chung và mọi người không thể từ chối thực hiện.

Pháp luật quy định các hình thức chế tài để bảo đảm quyền BĐGCDN

Pháp luật quy định về chế tài là một hình thức trừng phạt của nhà nước áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật, nhằm đảm bảo việc thực hiện pháp luật. Để các quy định mang nội dung không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp được tôn trọng thực hiện, nhà nước phải quy định các hành vi vi phạm và hình thức xử lý cụ thể. Các quy định về chế tài có tính răn đe, giáo dục các tổ chức, cá nhân, làm cho họ vì lo sợ bị thiệt hại mà tơn trọng quyền BĐGCDN. Tính răn đe của các chế tài bắt nguồn từ những quy định đem đến sự trừng phạt, làm thiệt hại về vật chất

hoặc tinh thần cho các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Về nguyên tắc, mọi chủ thể xã hội, cán bộ, công chức đại diện cho nhà nước, các doanh nghiệp đều phải tổ chức, hoạt động đúng pháp luật. Nếu các chủ thể thực thi nhiệm vụ không thực hiện đúng quy định sẽ bị buộc áp dụng các biện pháp chế tàị Có nhiều biện pháp chế tài pháp luật khác nhau như chế tài hành chính, chế tài dân sự, chế tài hình sự, trong đó chế tài hình sự sử dụng các hình phạt là biện pháp chế tài nghiêm khắc nhất. Tác dụng của các chế tài tùy thuộc vào sự tương thích giữa mức độ vi phạm với những thiệt hại mà chủ thể vi phạm sẽ phải gánh chịụ

Pháp luật quy định các cơ quan thực thi pháp luật bảo đảm quyền BĐGCDN

Quyền BĐGCDN có khả thi hay khơng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó cơ quan thi hành pháp luật đóng vai trị quan trọng. Thơng qua pháp luật, nhà nước tổ chức ra các cơ quan quản lý doanh nghiệp, xác lập cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Cũng bằng pháp luật, nhà nước quy định về sự phối hợp quản lý giữa các cơ quan để đảm bảo tính thống nhất và thơng suốt trong các hoạt động quản lý doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là nơi quyết định doanh nghiệp được đối xử như thế nào trong từng hoạt động mà nó tham giạ Trong ĐKKD, cạnh tranh hay giải quyết tranh chấp, doanh nghiệp có được đối xử bình đẳng hay khơng phụ thuộc vào việc các cơ quan đó có đủ nguồn lực, năng lực và đạo đức công vụ của công chức đáp ứng yêu cầu công việc hay khơng. Vì thế, tính hợp lý, thống nhất, minh bạch của pháp luật phải được tính đến trước khi quy định hoặc ban hành pháp luật quy định về các cơ quan quản lý nhà nước tham gia vào việc thực thi, bảo vệ pháp luật, bảo đảm quyền BĐGCDN. Hoạt động xây dựng pháp luật kiện toàn bộ máy, cơ cấu tổ chức của cơ quan ĐKKD, cơ quan quản lý ngành, cơ quan quản lý cạnh tranh, quản lý thị trường, các cơ quan bảo vệ pháp luật khác (Thanh tra, Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, Cơ quan thi hành án) là cần thiết. Các cơ quan này sẽ thực thi nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, tạo ra bất bình đẳng doanh nghiệp.

Pháp luật có tác dụng giáo dục ý thức bảo đảm quyền BĐGCDN

Trong hệ thống pháp luật, với các điều khoản quy định về nội dung quyền bình đẳng doanh nghiệp và chế tài pháp luật áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp

luật là một kênh thông tin quan trọng đến với mọi chủ thể trong xã hộị Thông qua pháp luật, các quy định về nội dung quyền bình đẳng doanh nghiệp được công khai, minh bạch, giúp cho chủ thể hiểu rõ để đánh giá đúng sự cần thiết, tạo ra ý thức tơn trọng việc bảo đảm quyền bình đẳng doanh nghiệp. Với những quy định mang tính trừng phạt, pháp luật giáo dục các doanh nghiệp, cán bộ, công chức và các chủ thể xã hội thực thi quyền của mình trong giới hạn nhất định. Điều đó dẫn dắt các hành vi quản lý nhà nước, hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu bảo đảm quyền bình đẳng doanh nghiệp. Thơng qua pháp luật quy định về quyền khiếu nại, tố cáo, các tổ chức và cá nhân có quyền tham gia giám sát và thông báo cho các cơ quan chức năng xử lý kịp thời, đảm bảo một mơi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)