Đẩy mạnh cơng tác phịng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 162 - 169)

Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn đó để vụ lợi [62, Điều 1]. Chủ thể của hành vi tham nhũng có nhiều loại, trong đó có cán bộ, cơng chức và người được giao nhiệm vụ, cơng vụ có quyền trong khi thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ đó. Những người này có thể làm sai lệch pháp luật bằng việc nhận hối lộ, bán quyết định thuộc thẩm quyền của họ cho những doanh nghiệp. Điều đó đã tạo ra bất BĐGCDN. Tham nhũng vì thế sẽ làm giảm cạnh tranh và tính hiệu quả, làm tổn hại đến tương lai của đầu tư kinh tế.

Theo xếp hạng về Chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ chức minh bạch Quốc tế thì, Việt Nam tụt bậc từ vị trí thứ 116 (năm 2010) xuống thứ 123 (năm 2012). Trong Báo cáo của Chính phủ số 130/BC-CP gửi Quốc hội khóa VIII ngày 23 tháng 5 năm 2012, thì trong 5 năm (từ 2006-2011), các cơ quan thanh tra, kiểm tra đã kỷ luật hành chính đối với 1.619 tập thể, 11.937 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra xử lý 464 vụ việc, phát hiện nhiều thiếu sót, sai phạm, kiến nghị thu hồi vào NSNN 20.743,8 tỷ đồng, 3.793. 978 USD, xuất tốn và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý 23.770, 2 tỷ đồng. Các dạng vi phạm về tài chính chủ yếu là nợ tiền thuế doanh nghiệp, nợ tiền sử dụng đất, tiền cổ phần hóa doanh nghiệp nộp chậm, chiếm dụng vốn, thu chi sai quy định, nghiệm thu không đúng khối lượng trong xây dựng. Trong 5 năm đã khởi tố 1.458 vụ án tham nhũng với 3.151 bị can, truy tố 1.603 vụ và 3.889 bị can; Xét xử 1.455 vụ, 3.387 bị cáọ

Theo điều tra, khảo sát của WB thì:

Một tỷ lệ lớn các đối tượng trả lời đã trực tiếp trải nghiệm việc chi trả các khoản khơng chính thức: trong 12 tháng trước khi khảo sát, có 44% doanh nghiệp và 28% người dân được hỏi cho rằng họ đã phải trả chi phí khơng chính thức, 45% cán bộ, cơng chức biết về hành vi tham nhũng. Mặc dù đã có những tiến bộ, nhưng nhìn chung mọi người đều nhất trí rằng ít trường hợp tham nhũng bị phát hiện hơn chỉ có nghĩa rằng tham nhũng đang trở nên phức tạp và tinh vi hơn [78, tr. 93].

Tham nhũng làm sai lệch hiệu quả đầu tư thực tế trong các doanh nghiệp có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhaụ Ngoài hành vi tự thân của cán bộ, cơng chức (vịi vĩnh doanh nghiệp) tạo ra tham nhũng, có doanh nghiệp lại chủ động trong việc đưa hối lộ. Doanh nghiệp lựa chọn đưa hối lộ để ngăn chặn rắc rối, hoặc đưa hối lộ để giải quyết rắc rối, cũng có những doanh nghiệp đưa hối lộ để mua sự thuận lợi hơn doanh nghiệp khác, hoặc trốn tránh truy cứu trách nhiệm. Trong cả hai trường hợp, doanh nghiệp đều có vai trị tạo ra động cơ tham nhũng cho cán bộ, cơng chức nhà nước. Về bản chất, để có hành vi tham nhũng, phải có bên cung (đưa hối lộ) và bên cầu (nhận hối lộ). Nếu giữa bên hai bên đều đạt được sự thỏa thuận trót lọt, khơng có sự kiểm sốt từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khác thì tham nhũng sẽ có mơi trường để tồn tạị Do đó, phịng, chống tham nhũng

chỉ có hiệu quả trên cơ sở hành động tập thể, bằng sự liên kết giữa các doanh nghiệp, Chính phủ và xã hội dân sự. Về phía các doanh nghiệp, sẽ là không hiệu quả nếu các doanh nghiệp đều vì lợi ích cá nhân trước mắt mà tìm đến các nhà ra quyết định để hối lộ. Điều đó sẽ tạo ra vịng luẩn quẩn là các doanh nghiệp đều coi hối lộ tạo ra lợi ích cho riêng mình, trở thành thói quen đưa hối lộ. Vì thế, cán bộ cơ quan công quyền cũng chỉ giải quyết khi doanh nghiệp đưa tiền ngồi quy định. Do đó, sẽ kéo tất cả cộng đồng doanh nghiệp vào những chi phí bất hợp pháp.

Để phịng, chống tham nhũng, cần phải tạo ra những thay đổi trong hành vi của doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nói khơng với tham nhũng. Hành động của doanh nghiệp phải là sự đồng lòng của cả cộng đồng doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa, để cắt được nguồn cung (đưa hối lộ), các doanh nghiệp phải cam kết cùng nhau không đưa hối lộ để mua lợi ích từ các cơ quan cơng quyền. Về phía Chính phủ, giải pháp tác động trực tiếp vào đối tượng có khả năng tham nhũng là cần thiết. Không chỉ tuyên truyền, giáo dục đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức, cần phải gắn quyền hạn với trách nhiệm giải trình cho người thực thị Chính phủ cần nâng cao chất lượng kiểm soát các khoản thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần phải có cơ chế để huy động toàn xã hội tham gia vào kiểm sốt các hoạt động của cơ quan cơng quyền và doanh nghiệp, xử lý nghiêm khắc các hành vi tham nhũng, hối lộ.

Kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy, thái độ và quyết tâm trong hành động của Nhà nước là yếu tố quan trọng tác động đến việc phòng, chống tham nhũng. Tại Trung Quốc, nhà nước đã thành lập riêng một Bộ (Bộ Giám sát) thực hiện nhiệm vụ chuyên trách trong chống nạn tham nhũng. Bộ này có quyền giám sát các cơ quan nhà nước thực hiện chính sách của nhà nước, thụ lý các tố cáo của cơ quan và cá nhân công chức, điều tra các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, công chức, làm trong sạch đội ngũ công chức. Tại Australia và Nhật Bản, Nhà nước không chỉ thực hiện việc chống tham nhũng đối với cán bộ, công chức của họ mà còn điều trần các công ty đưa hối lộ, ngay cả khi họ đưa hối lộ ở nước ngoài để trúng thầu các dự án. Đây cũng là những kinh nghiệm để Việt Nam có thể học hỏi, rút kinh nghiệm trong xây dựng và thực thi pháp luật về phòng, chống tham nhũng, góp phần bảo đảm quyền BĐGCDN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Yêu cầu về việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền BĐGCDN là đòi hỏi khách quan từ thực tiễn. Các giải pháp này được xây dựng trên cơ sở không tách dời những định hướng chính trị và thơng điệp của xã hội về giá trị bình đẳng và BĐGCDN. Trên cơ sở đánh giá những nguyên nhân cơ bản và phổ biến gây ra bất BĐGCDN, luận án đưa ra hai nhóm giải pháp chủ yếu để hoàn thiện pháp luật, bảo đảm quyền BĐGCDN ở Việt Nam, đó là:

- Hồn thiện nội dung các quy định pháp luật bảo đảm quyền BĐGCDN; - Hoàn thiện các quy định về thiết chế bảo đảm quyền BĐGCDN.

Việc hoàn thiện nội dung các quy định pháp luật bảo đảm quyền BĐGCDN cần phải đáp ứng yêu cầu: (i) Phản ánh được bản chất của quyền BĐGCDN; (ii) Hoàn thiệp các quy định về đổi mới cơ chế quản lý đối với DNNN, phù hợp với yêu cầu đảm bảo quyền BĐGCDN; và (iii) Xóa bỏ các quy định pháp luật phân biệt đối xử doanh nghiệp, sửa đổi, bổ sung các quy định theo hướng bảo đảm quyền BĐGCDN. Trong đó, hồn thiện chế định pháp luật bảo đảm quyền BĐGCDN đòi hỏi phải làm rõ khái niệm, các tiêu chí, nội dung, hình thức vi phạm quyền BĐGCDN, các chế tài và cơ quan bảo vệ quyền BĐGCDN. Trong yêu cầu đổi mới chính sách đối với DNNN nhằm đảm bảo quyền BĐGCDN, cần hồn thiện pháp luật đảm bảo tính khả thi đối với việc tách vai trò quản lý nhà nước ra khỏi vai trò chủ sở hữu và hồn thiện các văn bản về cổ phần hóa DNNN, đồng thời tổng kết kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới và giải quyết vấn đề độc quyền một cách hợp lý. Song song với các giải pháp trên đây, việc rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật bảo đảm quyền BĐGCDN đề cập đến các hoạt động cụ thể của doanh nghiệp, từ hoạt động ĐKDN, đến quá trình tiếp cận các nguồn lực, ký kết hợp đồng, chính sách thuế của nhà nước và vấn đề giải thể, phá sản doanh nghiệp.

Nhóm giải pháp hồn thiện thiết chế bảo đảm quyền BĐGCDN đề cập đến hoàn thiện các quy định về: (i) bộ máy quản lý, bảo vệ quyền BĐGCDN, trong đó chủ yếu là hoàn thiện cơ quan ĐKKD, cơ quan quản lý cạnh tranh, cơ quan quản lý thị trường; (ii) nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức tham vào quản lý doanh nghiệp; (iii) xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền BĐGCDN và (iv) đẩy mạnh cơng tác phịng, chống tham nhũng, nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp cơ hội phát triển như nhaụ

KẾT LUẬN

Cạnh tranh là linh hồn của nền KTTT, tạo động lực mạnh mẽ, thúc đẩy sức sản xuất trong từng doanh nghiệp và trong toàn nền kinh tế. Cơ sở tồn tại của cạnh tranh là mọi chủ thể kinh doanh phải được bảo đảm tự do và bình đẳng. Tuy nhiên, khơng phải lúc nào nhà nước cũng nhận thức được đầy đủ về ý nghĩa của cạnh tranh bình đẳng và có khả năng xây dựng, bảo vệ pháp luật về quyền BĐGCDN. Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam, việc nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên, bảo trợ về vốn, đất đai, tài nguyên cho DNNN và sử dụng DNNN làm công cụ điều tiết nền kinh tế, cũng như chính sách phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI, tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, hối lộ, tham nhũng để được ưu tiên, không bị truy cứu trách nhiệm đã tạo ra bất BĐGCDN nghiêm trọng. Điều này đi ngược lại quy luật cạnh tranh và tạo ra những vướng mắc cả về lý luận và thực tiễn xây dựng và hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Bên cạnh đó, thực tế bất BĐGCDN ở Việt Nam còn làm cho các thành viên WTO và các nước đàm phán gia nhập TPP tỏ ra rất quan ngạị Vì thế, đề tài Hồn thiện pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở

Việt Nam tập trung giải quyết các vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng pháp luật và

thực thi pháp luật về quyền BĐGCDN để có giải pháp đúng hướng là sự phúc đáp cần thiết cho những đòi hỏi của thị trường và nền kinh tế Việt Nam hiện naỵ

Trong quá trình nghiên cứu, luận án đã cung cấp những nội dung có tính chất lý luận cơ bản về bình đẳng, BĐGCDN và quyền BĐGCDN. Trên cơ sở làm rõ bản chất của quyền BĐGCDN, đánh giá ý nghĩa của việc bảo đảm quyền BĐGCDN và vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm quyền BĐGCDN cũng như xác định các yếu tố chi phối quyền BĐGCDN.

Từ những tiêu chí về BĐGCDN và nội dung pháp luật về quyền BĐGCDN được xây dựng ở chương 2, chương 3 luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật bảo đảm quyền BĐGCDN ở Việt Nam. Trong chương này, luận án đánh giá những mặt đạt được và những hạn chế của pháp luật về quyền BĐGCDN ở Việt Nam. Trong đó, những mặt đạt được thể hiện ở việc pháp luật đã

ghi nhận những nguyên tắc và nội dung cơ bản về quyền BĐGCDN cũng như quy định các hình thức ưu tiên, miễn trừ phù hợp với nguyên tắc BĐGCDN. Những hạn chế của pháp luật thể hiện ở sự thiếu tính nhất quán, mâu thuẫn, kém minh bạch và lạc hậu so với thực tiễn, cũng như chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển. Trong thực thi pháp luật, các cơ quan quản lý doanh nghiệp cũng đã đem lại sự thuận lợi chung nhất định cho mọi loại hình doanh nghiệp trong ĐKKD và giải quyết nghiêm minh các vụ buôn lậu, hàng giả,… Đặc biệt, các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chủ yếu là hành vi kinh doanh trái phép, hành vi nhận và đưa hối lộ liên quan đến kinh tế cũng được xét xử nghiêm minh. Bên cạnh đó, việc thực thi pháp luật về quyền BĐGCDN còn nhiều hạn chế, thể hiện trong sự gia tăng về số lượng các vụ án tham nhũng liên quan đến nhận hối lộ để tạo ra những ưu tiên, đặc quyền cho một số doanh nghiệp, đồng thời các tội kinh doanh trái phép, vi phạm bản quyền cũng có chiều hướng phát triển. Mặt khác, hình thức vi phạm quyền BĐGCDN ngày càng đa dạng, phức tạp. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, nhận định các nguyên nhân cơ bản, phổ biến gây ra bất BĐGCDN, luận án đã phân tích những hệ quả của bất BĐGCDN tác động đến bản thân từng doanh nghiệp, đến nền kinh tế và quan hệ quốc tế, từ đó đề xuất các giải pháp cần thiết.

Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền BĐGCDN tập trung vào hai nhóm cơ bản là hồn thiện nội dung pháp luật về quyền BĐGCDN và hoàn thiện thiết chế bảo đảm quyền BĐGCDN. Trong đó, giải pháp hồn thiện nội dung pháp luật về quyền BĐGCDN đòi hỏi giải quyết ba vấn đề là: (i) bổ sung các quy định làm rõ bản chất của quyền BĐGCDN; (ii) đổi mới chính sách đối với DNNN và (iii) xóa bỏ các quy định mang tính phân biệt đối xử doanh nghiệp. Giải pháp hoàn thiện thiết chế bảo đảm quyền BĐGCDN hướng vào hoàn thiện bộ máy quản lý bảo đảm quyền BĐGCDN, nâng cao năng lực và đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức quản lý doanh nghiệp và thị trường, đồng thời xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền BĐGCDN, đẩy mạnh cơng tác phịng, chống tham nhũng, góp phần bảo đảm quyền BĐGCDN.

Bảo đảm quyền BĐGCDN có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thiện nền KTTT. Điều này được giải thích vì doanh nghiệp là chủ thể cơ bản của thị

trường, hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền BĐGCDN sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cho hầu hết các chủ thể của thị trường, có ý nghĩa đối với cả hộ kinh doanh cá thể và các chủ thể kinh doanh khác. Tuy nhiên, điều này lại chưa giải quyết thỏa đáng, đảm bảo quyền bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh khi các chủ thể này bị phá sản. Theo đó, doanh nghiệp phá sản được nhà nước áp dụng thủ tục trả nợ thông qua luật phá sản, nhưng không áp dụng đối với cá hộ kinh doanh cá thể. Sự phân biệt này có là xác đáng hay khơng và việc nghiên cứu mở rộng sang quyền bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh có cần thiết hay khơng là những vấn đề mà tác giả luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu ở các cơng trình saụ

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 162 - 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)