đảm quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp
Qua nghiên cứu cho thấy, hoạt động ĐKDN tại các phòng ĐKKD về cơ bản đã đem lại kết quả thuận lợi chung cho mọi loại hình doanh nghiệp. Điều đó một mặt đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho doanh nghiệp, mặt khác, tạo niềm tin cho doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh lành mạnh ở tương lai, giúp cho doanh nghiệp có động lực phát triển. Cơ quan ĐKKD đang được kiện tồn bước đầu để hình thành cơ sở dữ liệu thông tin quốc gia về doanh nghiệp, công khai, minh bạch cho mọi doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh, các ưu đãi với doanh nghiệp có nhiều thay đổi, ngày càng rút ngắn khoảng cách giữa DNNN với các doanh nghiệp thuộc thành phần
kinh tế khác. Việc tiếp cận các nguồn vốn đối với DNTN đã và đang thay đổi tích cực. Nếu như trước đây các nguồn vốn vay ưu đãi chủ yếu chỉ đến với DNNN thì nay Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2013 về quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, thay thế Nghị định số 131/2006/NĐ-CP. Nghị định 38/2013/NĐ-CP cho phép các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân tiếp cận vốn vay ODA và các khoản vay khác từ nước ngoài để thực hiện các chương trình, dự án ưu tiên của Chính phủ. Tại Điều 6 và Điều 9 Nghị định này đã xác định nguyên tắc bảo đảm công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong cung cấp ODA và vốn vay ưu đãi, đồng thời tạo điều kiện để khu vực tư nhân tiếp cận tốt hơn. Thực tế, gần đây đã có một số DNTN tiếp cận được nguồn vốn nàỵ Trong hoạt động cạnh tranh, việc hình thành các cơ quan bảo vệ cạnh tranh như Hội đồng Cạnh tranh và Cục quản lý cạnh tranh đã giúp cho các doanh nghiệp có cơ sở để yêu cầu bảo vệ quyền BĐGCDN khi bị xâm phạm. Khi có những hành vi hạn chế cạnh tranh được phát hiện sẽ được các cơ quan chức năng tiếp nhận, giải quyết. Hội đồng Cạnh tranh đã thụ lý và xử lý vụ việc công ty cổ phần xăng dầu hàng không (Vinapco) lợi dụng vị trí là doanh nghiệp độc quyền bán nhiên liệu máy baỵ Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, các hành vi xâm phạm bản quyền (sản xuất, buôn bán hàng giả, sử dụng giải pháp, phần mềm công nghệ không xin phép,...) của doanh nghiệp này đối với doanh nghiệp khác, làm cho có doanh nghiệp bị thiệt hại và có doanh nghiệp được lợi, là hành vi tạo ra bất BĐGCDN. Điều đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường và lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh chân chính.
Theo báo cáo tổng kết 5 năm (2006 -2010) thực hiện chương trình hành động hợp tác phịng chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức, các cơ quan chức năng đã xử lý 4.577 vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Chỉ tính riêng ngành Văn hóa, Thể thao và du lịch, trong 3 năm (2007-2009) Thanh tra Bộ đã xử phạt 56 doanh nghiệp sử dụng phần mềm khơng bản quyền. Xử phạt vi phạm hành chính 8 doanh nghiệp kinh doanh nội dung số có hành vi lưu trữ, cung cấp, phổ biến các bản ghi âm không được sự đồng ý của của các thành viên liên đồn cơng nghiệp ghi âm quốc tế. Thanh tra Bộ Thông tin và truyền thông đã thanh tra 1000 cơ sở, phát hiện 180 cơ sở vi phạm các quy định về bản quyền trong hoạt động xuất bản, xử phạt cảnh cáo 30 cơ sở, phạt tiền 150 cơ sở. Thanh tra Bộ Khoa
học và công nghệ đã tiến hành thanh tra 159 cơ sở, xử lý 153 vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Cơ quan công an phát hiện 700 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Các cục, chi cục quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra và xử lý 18.984 vụ việc buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Lực lượng hải quan cũng đã tiếp nhận và xử lý trên 159 đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ. Tính đến ngày 31-12-2011, hải quan đã giám sát 275 đối tượng tại biên giới, bắt giữ hàng ngàn sản phẩm các loại, trong đó hầu hết được xác định là hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ.
Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự và hình sự. Theo thống kê, trong 3 năm (2006-2009) ngành Tòa án đã thụ lý 108 vụ tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, trong đó 90 vụ tranh chấp về quyền tác giả, 10 vụ tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp và 5 vụ tranh chấp về hợp đồng sử dụng tác phẩm và 3 vụ tranh chấp về hợp đồng chuyển giao công nghệ. Trong giai đoạn 2007 - 2009, Tịa hình sự thụ lý 11 vụ án hình sự, đã xét xử 8 vụ.
Đối với hành vi xâm phạm trật tự kinh tế, mà chủ yếu là hành vi kinh doanh trái phép và các hành vi nhận hối lộ, đưa hối lộ liên quan đến kinh tế, trong những năm gần đây được ngành tòa án báo cáo xử lý với kết quả cụ thể như sau:
Bảng 3.1: Báo cáo các vụ vi phạm theo Điều 159 - chương xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2013
Căn cứ Thụ lý Xét xử Còn lại Thụ lý Xét xử Còn lại Thụ lý Xét xử Còn lại Thụ lý Xét xử Còn lại Số vụ 963 803 38 965 824 32 1176 1052 28 843 623 166 Cả chương Báo cáo 1969 1465 93 1797 1422 79 2131 1814 64 1602 1098 345 Số vụ 18 12 1 20 16 1 46 37 2 31 21 8 Điều 159 (kinh doanh trái phép) Báo cáo 31 12 1 20 16 1 48 39 2 40 25 13 Ghi chú:
- Số vụ đã thụ lý, xét xử, còn lại theo các năm được tính theo số vụ/báo cáọ - Có sự chênh lệch giữa số vụ đã thụ lý, xét xử, còn lại và báo cáo là do một số vụ tịa án ra quyết định đình chỉ.
Ngoài tội kinh doanh trái phép tạo ra bất bình đẳng cần được xử lý, các hành vi nhận hối lộ của cán bộ, công chức nhà nước từ hành vi đưa hối lộ từ phía các doanh nghiệp, có thể làm sai lệch các quyết định đúng đắn, cũng gây ra bất bình đẳng doanh nghiệp. Theo báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, các tội đưa và nhận hối lộ liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm gần đây được phản ánh như sau:
Bảng 3.2: Báo cáo các vụ vi phạm theo Điều 279, 289 về tội đưa, nhận hối lộ
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2013 Căn cứ
Thụ lý Xét xử Thụ lý Xét xử Thụ lý Xét xử Thụ lý Xét xử
Số vụ 31 16 28 18 31 21 29 18 Điều 279
(nhận hối lộ) Báo cáo 98 36 60 34 93 69 74 33 Số vụ 18 14 20 16 33 31 12 10 Điều 289
(Đưa hối lộ) Báo cáo 35 24 44 31 73 70 19 13
Ghi chú:
- Số vụ đã thụ lý, xét xử theo các năm được tính theo số vụ/báo cáọ
- Có sự chênh lệch giữa số vụ đã thụ lý, xét xử và báo cáo là do một số vụ tòa án ra quyết định đình chỉ.
Nguồn: Vụ Tổng hợp - Tòa án nhân dân tối caọ