Trong mơi trường kinh doanh bất bình đẳng, có hai nhóm đối tượng doanh nghiệp tồn tạị Đó là, những doanh nghiệp kinh doanh chân chính và nhóm những doanh nghiệp kinh doanh bất hợp pháp, tạo ra bất BĐGCDN. Dù kinh doanh theo xu hướng nào, các doanh nghiệp đều có chung bản chất là tối đa hóa lợi nhuận để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, trong mơi trường kinh doanh khơng bình đẳng, những nỗ lực trong việc thực hiện kinh doanh chân chính sẽ mâu thuẫn với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mọi doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, trong khi DNNN sở hữụ.. ha đất thì doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân lại tiếp cận rất khó khăn. Nhiều DNTN đã phải thuê lại đất của DNNN để làm nhà xưởng, đẩy giá thành sản phẩm lên cao, không cạnh tranh được với sản phẩm của các DNNN với nhiều ưu đãi của Chính phủ.
Trong mơi trường kinh doanh khơng bình đẳng có nguyên nhân từ hoạt động kinh doanh hàng giả, hàng nhái, trốn thuế, độc quyền,... hoặc những ưu tiên, bảo trợ của Chính phủ, hay phân biệt đối xử doanh nghiệp FDI, có thể tác động tiêu cực đến nhà quản trị và văn hóa doanh nghiệp. Khi khơng cạnh tranh được theo cách lành mạnh, các doanh nghiệp có thể bị lơi kéo hoặc sẵn sàng thực hiện hành vi hối lộ để tìm kiếm chính sách thuận lợi cho mình. Một số doanh nghiệp mất nhiều thời gian vào việc đối phó với cơ quan công quyền hơn là tổ chức sản xuất kinh doanh. Với mơi trường kinh doanh bất bình đẳng, các chính sách của nhà nước là khó dự báo, điều đó cũng tác động trực tiếp đến những khó khăn trong xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp được ưu tiên, bảo trợ của nhà nước (chủ yếu là các DNNN) sẽ bị lệ thuộc vào nhà nước, giảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cản trở khả năng sáng tạo, giảm tính cạnh tranh và động lực phát triển. Những ưu tiên, bảo lãnh có thể làm cho các tập đồn kinh tế lớn khơng bị kiểm tra, giám sát tài chính, kinh doanh thua lỗ kéo dài, không bị giải thể, phá sản. Ví dụ như: Vinashin, Vinalines PetroVietnam, EVN, Vinacomin,...