Bất BĐGCDN là vấn đề tiêu cực của nền kinh tế. Hệ quả mà nó để lại không chỉ cho bản thân mỗi doanh nghiệp, cho nền kinh tế mà còn tác động đến quan hệ đối ngoại của một nhà nước. Trong những năm qua, một trong những hạn chế trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, tăng thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế là thực tế bất BĐGCDN ở Việt Nam có xu hướng gia tăng và tính chất ngày càng càng đa dạng, khó kiểm sốt. Thực tế cũng cho thấy, có mối quan hệ giữa những thành cơng và thất bại trong mục tiêu phát triển kinh tế với mức độ bảo đảm quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Vì lẽ đó, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền BĐGCDN cần đặt trong phương hướng hoàn thiện thể chế KTTT, đáp ứng yêu cầu nội tại của nền kinh tế và quá trình hội nhập ngày càng sâu, rộng vào thị trường quốc tế. Nhà nước cần: (i) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với mục tiêu hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN, ổn định kinh tế, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; (ii) Xây dựng pháp luật trên cơ sở giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhà nước với thị trường; (iii) Đẩy mạnh cải cách lập pháp, hành pháp và tư pháp, đổi mới tư duy và quy trình xây dựng pháp luật, nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật phù hợp với các cam kết quốc tế trong việc đảm bảo quyền BĐGCDN; (iv) Đổi mới công tác xây dựng pháp luật theo phương châm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao, phát triển lực lượng doanh nghiệp trong nước với nhiều thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh cao để làm chủ thị trường trong nước, mở rộng thị trường nước ngoàị
Doanh nghiệp vốn tồn tại với nhiều hoạt động, trong mỗi hoạt động đó doanh nghiệp đều cần được đảm bảo quyền bình đẳng. Vì thế, đơn cử trường hợp Luật Quản lý thuế đã đảm bảo quyền BĐGCDN khi quy định thủ tục cho từng sắc thuế, tức là không tạo ra những quy định khác biệt về thủ tục cho từng loại hình doanh nghiệp, nhưng điều đó khơng bảo đảm rằng các doanh nghiệp có sự bình
đẳng trong từng sắc thuế. Thực tế, mức thuế suất và cách đóng thuế của Tập đồn PVN vẫn khác so với các DNTN và bất bình đẳng ngay với các tập đoàn kinh tế nhà nước khác. Do đó, đánh giá đúng và đủ các nguyên nhân, khái quát hóa những hiện tượng phổ biến để đề ra các giải pháp vừa mang tính tổng thể, vừa mang tính cụ thể, có tính khả thi là vấn đề cần thiết. Từ thực tế bất BĐGCDN trên đây, cùng với việc quy định pháp luật về quyền BĐGCDN đã được ghi nhận nhưng còn thiếu tính thống nhất, khơng đảm bảo độ minh bạch cũng như chưa theo kịp với sự vận động của nền kinh tế và quá trình hội nhập quốc tế, việc hoàn thiện pháp luật về quyền BĐGCDN cần hướng tới (i) Hoàn thiện nội dung quyền BĐGCDN và (ii) Hoàn thiện thiết chế bảo đảm quyền BĐGCDN.