Quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp là quyền tự nhiên của chủ thể có chức năng kinh doanh

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 53 - 54)

chủ thể có chức năng kinh doanh

Doanh nghiệp là chủ thể kinh doanh có địa vị pháp lý độc lập với các nhà đầu tư bỏ vốn thành lập ra nó. Mặc dù được thành lập và tổ chức quản lý theo mục tiêu của nhà đầu tư nhưng doanh nghiệp vẫn có sự độc lập, với các quyền và nghĩa vụ tách bạch với chủ đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các quyền và nghĩa vụ vì mục tiêu lợi nhuận, hoạt động của doanh nghiệp là hoạt động có ý thức của nhà đầu tư và nhà quản trị trong doanh nghiệp. Mang bản chất kinh doanh vì lợi nhuận, sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng kinh doanh, quá trình cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo quy luật khách quan, doanh nghiệp có chiến lược quản lý kinh doanh tốt sẽ tồn tại và phát triển, đào thải những doanh nghiệp yếu kém, không hiệu quả. Hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp là hoạt động tự nhiên để đảm bảo sự sinh tồn của doanh nghiệp. Các yếu tố cản trở cạnh tranh sẽ tạo ra những bất lợi cho sự phát triển bình thường của các doanh nghiệp. Trong mơi trường kinh doanh bất bình đẳng, khơng chỉ tồn tại những doanh nghiệp bị thiệt hại mà còn phản ánh cả những doanh nghiệp được lợị Tuy nhiên, ngay cả đối với các doanh nghiệp được lợi trong cơ chế bất bình đẳng thì điều đó cũng chứa đựng nhiều rủi ro cho chính nó ở tương lai, khi thị trường khơng vận động theo quy luật khách quan. Chỉ trong mơi trường cạnh tranh cơng bằng, bình đẳng các doanh nghiệp mới có khả năng phát triển theo đúng nghĩạ Đồng thời, các doanh nghiệp có quyền, nghĩa vụ và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình. Trong mơi trường cạnh tranh bình đẳng, doanh nghiệp được thỏa mãn và chấp nhận mọi kết quả kinh doanh, dù đạt lợi nhuận cao hay kết cục là giải thể, phá sản.

Được sinh ra để thực hiện chức năng kinh doanh vì lợi nhuận, nhưng hoạt động của doanh nghiệp khơng chỉ tác động đến lợi ích cục bộ của doanh nghiệp mà cịn tạo ra lợi ích cho các chủ thể khác và tác động đến toàn nền kinh tế. Nhà nước hưởng lợi từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản thuế khác. Người lao động có việc làm, người tiêu dùng được đáp ứng nhu cầu và thụ hưởng hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, giá thành hạ, đa dạng về chủng loại,... Vì thế, các chủ thể xã hội ln vì lợi ích của họ mà ủng hộ

quyền BĐGCDN một cách khách quan. Mặt khác, khi doanh nghiệp được cạnh tranh bình đẳng, sẽ đem lại tác động tích cực đối với sức sáng tạo, phát triển cho doanh nghiệp, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Vì vậy, bảo đảm quyền BĐGCDN không chỉ là nhu cầu của doanh nghiệp mà còn là nhu cầu của xã hộị Tuy nhiên, sự ủng hộ của dư luận xã hội về tính hợp lý của quyền BĐGCDN sẽ thiếu bền vững nếu nó khơng được luật pháp hóạ Hơn nữa, cạnh tranh là hoạt động liên quan trực tiếp đến lợi ích, sự sinh tồn của doanh nghiệp. Vì thế, chỉ bằng dư luận và ý thức xã hội sẽ khơng đủ bảo đảm cho nó được hiện thực hóa ở mọi lúc, mọi nơị

Cùng với quyền tự do kinh doanh, quyền BĐGCDN là một quyền tự nhiên, chính đáng mà doanh nghiệp có thể địi hỏi nhà nước ghi nhận và bảo vệ. Trong

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)