Pháp luật quy định về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp chưa bảo đảm sự phù hợp với những cam kết quốc tế

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 108 - 113)

chưa bảo đảm sự phù hợp với những cam kết quốc tế

Tham gia vào tổ chức quốc tế, các quốc gia thành viên phải đặt cơ chế, chính sách của mình vào chính sách chung của các tổ chức. Là thành viên của WTO, AFTA, APECT và ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Việt Nam buộc phải thiết lập những cơ chế, chính sách phù hợp với những cam kết. Trong các cam kết đã ký, yêu cầu cơ bản đặt ra đối với nhà nước là phải thiết lập thể chế

KTTT, với hệ thống luật pháp tôn trọng tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng (Điều XVII Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT)). Trong các cam kết của Việt Nam với WTO về chính sách đầu tư và doanh nghiệp, nhà nước đã chính thức chấp nhận thực hiện minh bạch hóa các điều kiện đầu tư kinh doanh, đảm bảo các quyền kinh doanh và cam kết đưa các DNNN vào cạnh tranh bình đẳng. Điều đáng lưu ý, trong cam kết này, Việt Nam ghi nhận tuân theo quy định tại Điều XVII của GATT và các yêu cầu của Hoa Kỳ, cụ thể là:

- Về cam kết đối với DNNN nói chung: (i) đảm bảo để các doanh nghiệp hoạt động theo tiêu chí thương mại; (ii) nhà nước khơng can thiệp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào các quyết định thương mại của các doanh nghiệp này, trừ khi phù hợp với các Hiệp định WTO; (iii) đảm bảo để các doanh nghiệp của các thành viên WTO có điều kiện đầy đủ trong việc cạnh tranh bán hàng và mua bán từ các DNNN theo các điều kiện không phân biệt đối xử; và (iv) không coi luật pháp quy định liên quan đến hoạt động mua, bán hàng hóa, dịch vụ của DNNN vì mục đích thương mại

và khơng do Chính phủ sử dụng là luật pháp quy định về mua sắm chính phủ.

- Liên quan đến doanh nghiệp thương mại nhà nước: Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nêu tại Điều XVII, GATT. Điều đó có nghĩa, đảm bảo để doanh nghiệp thương mại nhà nước kinh doanh theo các tiêu chí thương mại, trên cơ sở nguyên tắc chung về không phân biệt đối xử và bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóạ

Với những cam kết trên đây, các quy định pháp luật hiện hành cịn có những bất cập trên một số mặt:

Về chính sách đầu tư, cịn nhiều sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước

với các nhà đầu tư FDI về điều kiện, thủ tục gia nhập thị trường, về khả năng tiếp cận các nguồn lực, đặc biệt là đất đai,… Hạn chế này cũng thể hiện trong những nội dung được nêu về tính thiếu nhất quán, chưa phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và sự kém minh bạch của pháp luật thực định. Các luật có nội dung chưa phù hợp với những cam kết quốc tế gồm: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Xây dựng, Luật Điện lực,... Trong Luật Đất đai, đối lập với cam kết đảm bảo BĐGCDN, Khoản 1 Điều 108 quy định, cho phép doanh

nghiệp trong nước được lựa chọn một trong hai hình thức sử dụng đất mới là thuê đất hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất, trong khi đó doanh nghiệp có vốn FDI chỉ có một sự lựa chọn là thuê đất. Điều 35 Luật này nêu cụ thể: "Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất để thực hiện dự án đầu tư". Ngay cả khi thực hiện thuê đất, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng chỉ được thuê đất từ nhà nước, trong khi doanh nghiệp trong nước lại có quyền thuê từ nhà nước hoặc thuê lại đất từ khu công nghiệp, từ các tổ chức, cá nhân.

Các quy định pháp luật đối với DNNN còn nhiều ưu tiên và tạo độc quyền.

Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế có trên 50% vốn điều lệ thuộc sở hữu nhà nước, vì thế, ngồi cơ chế chung của mọi doanh nghiệp, vẫn cần có quy định riêng để nhà nước thực hiện quyền quản lý, kiểm sốt vốn. Do đó, pháp luật điều chỉnh hoạt động của DNNN bao gồm Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ, các luật chuyên ngành và các quy định về quản lý vốn nhà nước. Ngồi ra, những cơng ty nhà nước đã chuyển đổi sang mơ hình cơng ty TNHH một thành viên thì chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp (2005) và Nghị định số 25/2010/NĐ-CP. Đối với tập đồn, tổng cơng ty nhà nước, tạm thời vận dụng một số quy định của Nghị định số 111/2007/NĐ-CP và Nghị định số 101/2009/NĐ-CP, Quyết định số 1626/2010/QĐ-TTg ngày 13/9/2010. Các quy định pháp luật hiện hành được đánh giá còn tạo ra nhiều ưu tiên, đặc quyền cho DNNN.

Trong chính sách đối với ngành điện lực, mục tiêu xóa bỏ dần bao cấp, hướng tới hình thành thị trường điện có cạnh tranh là cần thiết. Luật Điện lực 2004 quy định việc xây dựng thị trường điện lực theo nguyên tắc công khai, cạnh tranh lành mạnh, có sự điều tiết của nhà nước để nâng cao hiệu quả trong hoạt động điện lực, bình đẳng quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị điện lực và khách hàng có sử dụng điện, thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động phát triển điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện và tư vấn chuyên ngành điện lực. Nhà nước độc quyền trong hoạt động chuyển tải, điều độ hệ thống điện quốc gia, xây dựng và vận hành các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh [56, Điều 4]. Theo đó, Quyết định số 26/2006/QĐ-TTg ngày 26/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ, Thơng tư số 18/2010/TT-BCT, Thơng tư

số 45/2011/TT-BCT và Thông tư số 03/2013/TT-BCT của Bộ Công thương đã không triển khai được mục tiêu vận hành thị trường phát điện cạnh tranh như tên gọi của nó. Các văn bản này quy định, chỉ có một đơn vị duy nhất là EVN có quyền mua bán điện. Các nhà máy điện có giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện, có công suất lớn hơn 30MW đấu nối vào hệ thống điện quốc gia mà không được bán lẻ. Các cơng ty bán điện có thể cạnh tranh để bán cho một chủ thể duy nhất, giúp cho EVN có thể mua được rẻ nhưng họ cũng là người bán duy nhất nên họ cũng có thể đưa giá điện lên cao, trong khi nhà nước chưa có cơ chế kiểm soát đánh giá đúng giá điện. Đối với các cơng ty bán điện, để có được giấy phép xây dựng, phải được bên mua ký hợp đồng dài hạn. Vì thế, ngồi các điều kiện do pháp luật quy định, thực tế các công ty bán điện tư nhân còn phải chịu sự ràng buộc về giá khi bên mua áp đặt để ký hợp đồng. Điều đó đã đẩy các doanh nghiệp bán điện ln bị động trước các quyết định của bên độc quyền mua về giá cả và sản lượng. Mặc dù, theo quy định, các công ty phát điện độc lập không thuộc sở hữu của EVN tiếp tục bán điện cho EVN theo hợp đồng mua bán điện dài hạn đã được ký kết. Tuy nhiên, theo cách mà các doanh nghiệp mua bán điện đang thực hiện thì đây là quan hệ thương mại áp đặt quyền và nghĩa vụ, tạo ra bất bình đẳng doanh nghiệp. Những biện pháp hành chính như cấm bán lẻ, bắt buộc bán cho duy nhất một cơng ty và dự kiến lộ trình để phát triển thị trường điện cạnh tranh là không khả thi và đi ngược với nguyên tắc bảo đảm quyền BĐGCDN. Thực tế, công ty mua bán điện quốc gia đang đứng trước những đơn kiện của các công ty bán điện tư nhân vì hành vi mua điện của các cơng ty phát điện trực thuộc thay vì mua điện của một số cơng ty phát điện tư nhân khi tất cả cùng nhau tham gia chào giá trên thị trường. Với cách quy định như vậy, pháp luật đã tạo điều kiện cho EVN phân biệt đối xử giữa các cơng ty bán điện, đồng thời cịn là sự bất bình đẳng giữa EVN được nhiều đặc quyền với các doanh nghiệp khó khăn khác. Cũng giống như ngành điện, xăng dầu vẫn là ngành độc quyền cịn nhận được nhiều chính sách bảo hộ từ phía nhà nước.

Pháp luật cịn phân biệt đối xử bất bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp.

Về hình thức, Luật Doanh nghiệp (2005) thống nhất quản lý các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu, bảo đảm quyền BĐGCDN. Tuy nhiên,

về nội dung, tại Khoản 3 Điều 130 Luật này quy định: "Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào". Điều này cũng thống nhất với pháp luật về chứng khoán quy định các doanh nghiệp có quyền phát hành trái phiếu là cơng ty TNHH, công ty cổ phần. Tuy nhiên, quy định này thiếu cơ sở xác đáng, vì trách nhiệm tài sản của thành viên hợp danh là trách nhiệm vô hạn, bảo đảm nhiều hơn đối với các đối tác và chủ nợ. Cách quy định như vậy đã hạn chế khả năng huy động vốn của công ty hợp danh so với các doanh nghiệp khác.

Pháp luật chưa đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ theo cam kết quốc tế.

Trong các cam kết với WTO, Hiệp định Việt - Mỹ và cam kết với các tổ chức quốc tế khác, ngồi chính sách đầu tư và vấn đề về DNNN, yêu cầu của những cam kết với WTO còn đòi hỏi một hệ thống luật pháp bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ theo hiệp định TRIPS. Các quy định pháp luật phải bảo đảm tính khả thi trong bảo vệ bản quyền, bằng phát minh, sáng chế, nhãn mác hàng hóa,... ngăn chặn sản xuất hàng giả, hàng nhái, sử dụng trái phép bản quyền. Những nỗ lực thực hiện cam kết bảo đảm quyền bình đẳng doanh nghiệp của nhà nước Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành vẫn còn những hạn chế nhất định với yêu cầu của những cam kết. Trường hợp Luật Sở hữu trí tuệ khơng cho phép tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cung cấp dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam (Khoản 1, Điều 154) là trái với cam kết của Việt Nam với WTO về mở cửa thị trường và cam kết đối xử quốc gia trong dịch vụ pháp lý. Theo quy định, Điều XVỊ2 của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) của WTO chỉ cho phép thành viên của WTO duy trì các quy định về giới hạn mở cửa thị trường nếu các giới hạn đó đã được quy định cụ thể tại biểu cam kết về dịch vụ của chính thành viên đó. Điều XVI (GATS) cũng yêu cầu tất cả các thành viên phải dành cho các dịch vụ đã được quy định tại Biểu cam kết nguyên tắc đối xử quốc gia mà theo đó doanh nghiệp trong và ngồi nước được đối xử bình đẳng. Theo cam kết tại Biểu cam kết về dịch vụ, Việt Nam cho phép tổ chức luật sư nước ngoài được hiện diện

thương mại tại Việt Nam và không hạn chế đối xử quốc gia trong hoạt động giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tại Biểu cam kết về dịch vụ của Việt Nam, dịch

vụ pháp lý là dịch vụ thuộc phân loại CPC 861, bao gồm nhiều phân ngành nhỏ, trong đó, phân ngành 8619 là dịch vụ thông tin và tư vấn pháp lý, 86.120 là dịch vụ tư

vấn và đại diện pháp luật đối với các thủ tục pháp lý trước các cơ quan, ban, ngành, tài phán,... Vì thế, dịch vụ đại diện sở hữu cơng nghiệp khơng thuộc nhóm dịch vụ loại trừ, địi hỏi các cam kết về mở cửa thị trường và đối xử quốc gia áp dụng đối với dịch vụ đại diện sở hữu cơng nghiệp, đảm bảo quyền bình đẳng doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 108 - 113)