Bổ sung các quy định giải thích, làm rõ khái niệm quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 136 - 140)

DOANH NGHIỆP

Hoàn thiện nội dung quyền BĐGCDN cũng có nghĩa là xây dựng và hồn thiện quy định pháp luật về quyền BĐGCDN. Quá trình xây dựng pháp luật cần hướng vào việc bổ sung những nội dung còn thiếu, sửa đổi những quy định hạn chế quyền BĐGCDN và xóa bỏ các quy định mang tính phân biệt đối xử doanh nghiệp. Điều đó địi hỏi pháp luật về quyền BĐGCDN phải phản ánh được: (i) bản chất của BĐGCDN và quyền BĐGCDN; (ii) làm rõ những giới hạn về ưu tiên, miễn trừ; (iii) làm rõ về yêu cầu của độc quyền và đổi mới cơ chế quản lý DNNN phù hợp với cạnh tranh bình đẳng.

4.1.1. Pháp luật phải phản ánh được bản chất của quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp

4.1.1.1. Bổ sung các quy định giải thích, làm rõ khái niệm quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp đẳng giữa các doanh nghiệp

Trong hệ thống pháp luật hiện hành, với cách quy định khác nhau nhưng nội dung của luật đã hướng tới mục tiêu xây dựng pháp luật trên tình thần khơng phân biệt đối xử, bảo đảm quyền BĐGCDN. Điểm chung của các quy định trong các đạo luật là đều thừa nhận ngun tắc bảo đảm quyền bình đẳng, khơng phân biệt đối xử doanh nghiệp theo thành phần kinh tế. Tuy nhiên, các quy định đó khơng đủ giải thích cho các chủ thể thực thi pháp luật hiểu thế nào là BĐGCDN, hay sự cần

thiết của việc bảo đảm quyền BĐGCDN, làm thế nào để bảo đảm quyền BĐGCDN. Vì thế, có nhiều quan điểm đã đồng nhất việc ghi nhận trong các quy định pháp luật với nhận định chủ quan cho rằng doanh nghiệp đã được bình đẳng. Thực tế, các quy định pháp luật vẫn tồn tại một cách hình thức, đóng khung trong các đạo luật bên cạnh tình trạng bất BĐGCDN ngày càng gia tăng. Trong các đạo luật, sau quy định nguyên tắc bắt buộc bảo đảm quyền bình đẳng doanh nghiệp, tại các điều khoản giải thích luật và văn bản hướng dẫn thi hành luật (Nghị định, Thông tư,..) hầu như đã im lặng, khơng cịn nhắc đến quyền BĐGCDN. Một số Nghị định chỉ nhắc lại nội dung mà luật đã quy định, khơng có phần giải thích. Ngay tại Quyết định 26/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thơng tư 03/2013/TT-BCT của Bộ Công Thương cũng không căn cứ vào Luật Cạnh tranh, trong khi đề cập đến mục tiêu tạo lập thị trường điện cạnh tranh. Trong nhiều trường hợp các quy định pháp luật đã mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu nhất qn. Vì thế, mặc dù được ghi nhận chính thức trong các văn kiện của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của nhà nước nhưng các quy định liên quan đến bảo đảm quyền bình đẳng doanh nghiệp chưa trở thành một chế định pháp lý cơ bản, có nội dung thống nhất và phát huy hiệu lực trong quá trình thực thị Do đó, cần phải bổ sung các điều luật nhằm làm rõ bản chất của quyền BĐGCDN. Điều này giúp cho các chủ thể thực thi pháp luật hiểu rõ thế nào là BĐGCDN, ý nghĩa và sự cần thiết phải bảo đảm quyền BĐGCDN. Từ đó họ có thể quyết định lựa chọn hành động và có cơ sở để hành động phù hợp.

Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền BĐGCDN đòi hỏi trong các quy định phải ghi nhận được những nội dung cơ bản về: (i) nguyên tắc bảo đảm quyền BĐGCDN; (ii) khái niệm BĐGCDN; (iii) nội dung quyền BĐGCDN; (iv) các hành vi bị coi là vi phạm quyền BĐGCDN; (v) cơ quan có thẩm quyền bảo đảm cơ chế thực thi quyền BĐGCDN và (vi) chế tài đối với hành vi vi phạm quyền BĐGCDN.

Để các luật chuyên ngành triển khai thống nhất, cần quy định quyền BĐGCDN là một nguyên tắc bắt buộc. Trong Điều 8 Luật Doanh nghiệp có quy định các quyền cơ bản của doanh nghiệp. Khoản 12 là quy định mở, đề cập đến các quyền khác theo quy định của pháp luật. Thực tế, ở mức độ khác nhau, trong hầu hết các đạo luật đều có đề cập đến quyền BĐGCDN. Vì thế, để đảm bảo tính hợp lý và

lơgic, sau khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp (quy định quyền tự do kinh doanh), khoản 2 nên quy định về quyền BĐGCDN, trước khi liệt kê các quyền còn lại của doanh nghiệp.

Pháp luật cũng cần quy định khái niệm quyền BĐGCDN. Quy định này cho biết BĐGCDN được hiểu theo nghĩa chính thống như thế nàọ Quyền BĐGCDN là khi doanh nghiệp có điều kiện, hồn cảnh như nhau phải được nhà nước và các chủ thể xã hội đối xử như nhaụ Về nội dung, quy định quyền BĐGCDN bao gồm các nguyên tắc bảo đảm quyền BĐGCDN, phạm vi quyền BĐGCDN (bình đẳng trong ĐKDN, trong kinh doanh, trong giải thể, phá sản doanh nghiệp), hành vi vi phạm quyền BĐGCDN và hình thức bảo đảm quyền BĐGCDN, như xử lý vi phạm và áp dụng chế tài bình đẳng. Trong các nội dung này, nếu cịn quy định khái qt thì cần được giải thích bằng các quy định cụ thể, đảm bảo cho các cơ quan thực thi hiểu và áp dụng thống nhất. Các quy định về hành vi bị coi là vi phạm quyền BĐGCDN là cơ sở để thực thi, xử lý vi phạm. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, Luật Chống Cạnh tranh không lành mạnh nước Cộng hịa nhân dân Trung Hoa dành tồn bộ Chương 2 để quy định các hoạt động cạnh tranh khơng bình đẳng bị cấm. Với 11 điều, Luật đã quy định khá chi tiết đối với các hành vi bị coi là cạnh tranh khơng bình đẳng. Khơng chỉ quy định cấm các doanh nghiệp mà cịn cấm chính quyền các địa phương lợi dụng thẩm quyền quản lý tạo ra bất BĐGCDN [5]. Ở Việt Nam, việc Luật Cạnh tranh quy định cấm cơ quan nhà nước phân biệt đối xử doanh nghiệp cũng là hợp lý. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn cần quy định rõ hành vi nào được coi là phân biệt đối xử doanh nghiệp. Chế tài pháp luật đối với hành vi phân biệt đối xử doanh nghiệp là hình phạt, tạo ra nghĩa vụ chấp nhận thiệt hại của cán bộ, công chức, doanh nghiệp, hiệp hội,... khi có hành vi vi phạm. Chế tài được tạo ra nhằm ngăn ngừa, phòng, chống các hành vi xâm hại đến quyền bình đẳng doanh nghiệp. Về bản chất, BĐGCDN bao gồm bình đẳng cả về quyền lợi và nghĩa vụ. Giữa quyền lợi và nghĩa vụ phải có sự tương thích, doanh nghiệp đóng góp nhiều cho xã hội sẽ được hưởng nhiều, doanh nghiệp đóng góp ít, được hưởng ít, doanh nghiệp non trẻ, mới tham gia thị trường, doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ bị tổn thương sẽ được hỗ trợ có thời hạn, để phát triển. Để tránh cho các quy định pháp luật chỉ mang tinh thần nghị quyết, tồn tại một cách hình thức, mỗi quy định pháp luật cần được hiểu là một quyết định

nhằm đạt mục tiêu cụ thể. Quy định pháp luật phải được coi là quyết định tập thể, có giá trị bắt buộc chung, nhằm đạt mục tiêu nhất định. Vì thế, khi đưa ra một quy định, bao gồm các quy định liên quan đến quyền BĐGCDN, nội dung của mỗi điều luật cần phải xác định rõ:

- Mục tiêu của quy định này là để làm gì.

- Mục tiêu của quy định có chính đáng hay khơng. - Mục tiêu này chịu tác động từ những yếu tố nàọ

- Mục tiêu này có thể làm thiệt hại đến lợi ích của những aị

- Làm thế nào để mục tiêu trong điều luật đảm bảo cân bằng được lợi ích của các chủ thể.

- Làm thế nào để mục tiêu của quy định trong điều luật có thể đạt được (có tính khả thi).

Để đảm bảo quyền BĐGCDN, các quy định pháp luật phải có tính minh bạch, nhất quán, bao quát hết các nội dung cần thiết cho mục tiêu tạo ra quyền BĐGCDN một cách thực tế. Trên thế giới, ngay cả đối với các quốc gia có nền KTTT phát triển, vấn đề bất BĐGCDN vẫn tồn tại ở mức độ nhất định. Nguyên nhân của tình trạng này là do có sự can thiệp của nhà nước và mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp chi phốị Giả thiết rằng, khi nhà nước không can thiệp, để cho thị trường tự điều tiết thì vấn đề độc quyền, doanh nghiệp lớn thơn tính các doanh nghiệp nhỏ sẽ thường xuyên xảy rạ Tuy nhiên, khi nhà nước có sự điều tiết thì mức độ bất BĐGCDN vẫn có thể xảy ra, vì nhà nước thường theo đuổi mục tiêu phát triển của họ. Để thúc đẩy phát triển kinh tế, có nhà nước vẫn dựa vào DNNN là chính, có nhà nước lại ưu tiên thu hút vốn FDI, có nhà nước bảo vệ sản xuất của doanh nghiệp trong nước. Do đó, các chính sách ưu tiên, kích cầu nền kinh tế hoặc hạn chế đầu tư đã ra đời, mang theo tác dụng phụ, là nguyên nhân gây bất BĐGCDN. Thực tế, ở các quốc gia đang chuyển đổi, tỷ trọng vốn đầu tư trong DNNN thường cao, nhà nước không tách bạch chức năng quản lý và chức năng chủ sở hữu sẽ tạo ra bất bình đẳng ở mức caọ Đối với các quốc gia có nền KTTT phát triển, chính sách của Chính phủ càng tiệm cận với quy luật thị trường, đảm bảo tự do cạnh tranh sẽ khiến cho vấn đề bất BĐGCDN được giảm thiểụ Trong các nhà

nước này, Chính phủ chỉ điều tiết trên cơ sở của luật, không can thiệp bằng các biện pháp hành chính trực tiếp. Luật Cạnh tranh là căn cứ quan trọng, yếu tố trung tâm đảm bảo cho các hành động can thiệp cần thiết của nhà nước để ngăn cản hành vi cản trở cạnh tranh.

Trong các nước phát triển (Mỹ, Anh, Nhật Bản và các nước Châu Âu), Chính phủ điều tiết thị trường không thông qua các quyết định hành chính thiếu cơ sở. Tuy nhiên, điều này lại khá phổ biến ở các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. Trong điều kiện nền kinh tế có tỷ trọng vốn DNNN cao và chính sách quản lý nhà nước chưa minh bạch thì giải pháp thiết thực nhất để bảo đảm quyền BĐGCDN là hoàn thiện pháp luật về quyền BĐGCDN. Các quy định pháp luật phải đảm bảo tính thống nhất, trên cơ sở sửa đổi một số quy định đã có, bổ sung các quy định cịn thiếu và xóa bỏ các quy định mang tính phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 136 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)