Những hạn chế của việc thực thi pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 116 - 123)

giữa các doanh nghiệp

Thứ nhất, tình trạng vi phạm quyền bình đẳng doanh nghiệp có xu hướng gia tăng.

Mặc dù đạt được những kết quả nhất định trong việc thực thi pháp luật, nhưng thực tế tình trạng vi phạm quyền BĐGCDN vẫn diễn ra ngày càng phổ biến và có chiều hướng đang gia tăng. Tình trạng doanh nghiệp kinh doanh trái phép, trốn thuế, vi phạm bản quyền cũng đang tăng qua các năm. Theo thống kê, không tính các vụ vi phạm lần đầu, chỉ tính riêng các vụ kinh doanh trái phép nghiêm trọng, bị xử lý hình sự cũng cho thấy các tội phạm này đang có xu hướng ngày càng gia tăng qua các năm. Nếu như năm 2010 có 31 vụ, năm 2011 có 20 vụ kinh doanh trái phép được báo cáo thì đến năm 2012 đã tăng lên 48 vụ. Đáng chú ý là, chỉ tính

6 tháng đầu năm 2013, đã có 40 vụ được báo cáọ Tội kinh doanh trái phép hành vi trốn thuế, tạo ra bất bình đẳng về thu nhập giữa các doanh nghiệp mà còn thay đổi cấu trúc thị trường cạnh tranh. Khi thực hiện kinh doanh trái phép vượt qua tầm kiểm soát của nhà nước, các doanh nghiệp sẽ tạo ra bất bình đẳng nghiêm trọng cho doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa cùng loại đang áp đúng thuế. Bên cạnh đó, tội nhận hối lộ cũng diễn biến phức tạp. Theo báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, năm 2010 có 98 vụ vi phạm cấu thành tội nhận hối lộ, năm 2011 có 60 vụ, năm 2012 tăng 93 vụ và trong 6 tháng đầu năm 2013 đã phát hiện 74 vụ. Tội đưa hối lộ cũng được ghi nhận trong báo cáo là gia tăng liên tục từ năm 2010 trở lại đâỵ Nếu năm 2010 chỉ có 35 vụ bị phát hiện thì năm 2011 là 40 vụ, năm 2012 tăng mạnh lên đến 73 vụ và 6 tháng đầu năm 2013 là 19 vụ. Theo Cục quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương, cho đến nay Cục đã và đang tiến hành điều tra gần 200 vụ cạnh tranh không lành mạnh, nhiều vụ hạn chế cạnh tranh cũng được Hội đồng cạnh tranh xem xét, xử lý. Đối với các hành vi phạm tội trong lĩnh vực thuế, chỉ tính riêng tại Hà Nội, trong 5 năm (2007 -2012), cơ quan Công an và Quản lý thị trường đã kiểm tra, xử lý 394 vụ vi phạm về phát hành và sử dụng hóa đơn. Bên cạnh đó, ngày càng phát hiện nhiều hơn các hoạt động chuyển giá của các tập đồn, cơng ty lớn có vốn FDỊ

Thứ hai, hình thức vi phạm quyền bình BĐGCDN ngày càng đa dạng.

Bất bình đẳng doanh nghiệp ln là yếu tố phản ánh thiếu tích cực đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế. So với những năm 90 của thế kỷ trước, các hình thức gây ra bất bình đẳng doanh nghiệp ngày càng phát triển với tính chất tinh vi và phức tạp hơn. Thực tế cho thấy, trước đây bất bình đẳng doanh nghiệp thường chủ yếu là do phân biệt đối xử doanh nghiệp theo thành phần kinh tế, giữa nhóm DNNN với DNTN hay bất bình đẳng giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước với doanh nghiệp có vốn FDI thì hiện nay vấn đề đã thay đổị Ngồi các hình thức bất bình đẳng theo sở hữu, theo nguồn gốc quốc tịch chủ đầu tư chưa được xóa bỏ thì hiện nay xuất hiện những bất BĐGCDN sân sau của các nhóm lợi ích với doanh nghiệp khơng có quan hệ với cơ quan quản lý.

Tính đa dạng của các loại hình, ngành nghề kinh doanh cũng tạo ra sự đa dạng và phức tạp của các hình thức gây ra bất bình đẳng doanh nghiệp. Bất bình

đẳng doanh nghiệp có thể diễn ra trong việc cấp giấy chứng nhận ĐKDN, trong quá trình kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực kinh doanh, ký kết hợp đồng kinh tế, cạnh tranh, kinh doanh trái phép, xử lý tranh chấp, thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc khi giải thể, phá sản doanh nghiệp. Bất bình đẳng có thể do hành vi của cơ quan cơng quyền tạo ra nhằm tìm kiếm lợi ích cá nhân thơng qua sách nhiễu, vịi vĩnh, tham nhũng đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bất bình đẳng doanh nghiệp cịn do chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế cạnh tranh, kinh doanh trái phép, trốn thuế của doanh nghiệp tạo rạ

Trong việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, thực tế còn tồn tại nhiều cơ quan tham gia thành lập doanh nghiệp, với những thủ tục khác nhau, thiếu tính thống nhất, tạo ra những điều kiện, thời gian và chi phí ĐKDN khơng giống nhau cho các doanh nghiệp như DNNN, khác với doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp trong nước khác với doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, tài chính tín dụng khác với các ngành khác. Các bất bình đẳng doanh nghiệp rõ nét và gây nhiều chú ý nhất là bất bình đẳng giữa DNNN với các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDỊ Trong Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2013 tại VCCI, ngày 31/12/2013, đại diện Phòng Thương mại Châu Âu (EuroCham) cho rằng, các doanh nghiệp trong ngành cung cấp vật liệu xây dựng tư nhân trong nước và DNNN được hưởng nhiều ưu đãi hơn doanh nghiệp FDI trong việc tiếp nguồn vốn cho các dự án đầu tư quy mô lớn, làm gia tăng khoảng cách giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI trong một thị trường vốn đã phân hóa caọ Các doanh nghiệp hưởng lợi còn được phép tiếp tục hạ giá bán xuống thấp hơn chi phí sản xuất chỉ để duy trì nguồn tiền, nhưng thực chất lại gây lỗ và dư thừa nguồn cung, tiếp tục tạo khó khăn cho doanh nghiệp FDI trong phân phối sản phẩm.

Theo Báo cáo sơ kết sáu tháng đầu năm 2013 thì, hiện tại DNNN chỉ chiếm 1.5% số doanh nghiệp hiện có nhưng chiếm đến 70% vốn đầu tư tồn xã hội, 50% vốn đầu tư nhà nước, chiếm 60% tín dụng vốn vay từ ngân hàng. Theo số liệu từ Bộ Tài chính, dư nợ nước ngồi do Chính phủ bảo lãnh khu vực DNNN năm 2010 khoảng 4,6 tỷ USD, tương đương với khoảng 14,3% tổng dư nợ nước ngoài của Việt Nam. Chính phủ hỗ trợ các DNNN kinh doanh thua lỗ, khơng có khả năng trả nợ ngay cả khi các DNNN này khơng thuộc diện bảo lãnh. Điển hình là hình thức

khoanh nợ của Vinashin tại ngân hàng và nhà nước phải bỏ một phần tiền để bù đắp. Sau đó Vinashin chuyển nợ cho Vinalines và PVN, làm cho PVN rơi vào tình trạng khó khăn, cần đến sự hỗ trợ của nhà nước. Trong khi doanh nghiệp dân doanh khó khăn huy động vốn thì DNNN được vay ưu đãi từ Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB), nhiều trường hợp không cần sự kiểm soát năng lực hoạt động của doanh nghiệp. Năm 2009, nguồn vốn của VDB đến từ phát hành giấy tờ có giá và nhận vốn ODA cho vay đến 72,4%. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2012, đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước đạt 357,5 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 41,1% tổng vốn đầu tư xã hộị Tuy nhiên, tình trạng dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư là phổ biến. Nhiều doanh nghiệp thường bỏ thầu giá thấp, sau khi trúng thầu, lại đẩy giá tăng lên. Các doanh nghiệp này thường có liên quan đến các nhóm lợi ích, dễ điều chỉnh vốn đầu tư sau thầụ Hình thức độc quyền trong các DNNN vẫn được duy trì với số lượng lớn, trong các ngành sản xuất phân phối điện, hóa chất, phân bón, xi măng, sắt thép, than, giấy, cao sư, xăng dầu, hàng khơng, đường sắt, tín dụng ngân hàng thương mại, thuốc lá. Khơng chỉ độc quyền và nhận được chính sách ưu tiên, bảo trợ của nhà nước trong tiếp cận các nguồn lực, nhiều DNNN kinh doanh thua lỗ được khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ. Một số trường hợp DNNN thua lỗ lại được sáp nhập vào tổng công ty nhà nước, giao trách nhiệm cứu vớt cho các thành viên khác mà không bị phá sản... Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân không tiếp cận được các nguồn vốn vay của Chính phủ từ việc phát hành trái phiếu, vốn vay ưu đãi của các tổ chức kinh tế quốc tế.

Cũng vẫn những chính sách đầu tư được thực thi khơng bình đẳng, khơng những ưu tiên của các cơ quan quản lý dành cho DNNN, một số bất bình đẳng doanh nghiệp cịn hình thành từ các quyết định của địa phương. Trong nghiên cứu của mình, TS Lê Đăng Doanh cho rằng, thực tế vẫn có một số địa phương đưa ra các ưu đãi vượt quá mức ưu đãi do chính quyền trung ương quy định. Điều đó đã tạo ra bất bình đẳng giữa doanh nghiệp FDI, một số doanh nghiệp trong nước trúng thầu với các doanh nghiệp khác [6]. Trong thực tế, các quyết định ưu tiên từ phía cơ quan quản lý khơng dành ưu tiên cho DNNN hay một số doanh nghiệp được thu hút đầu tư về địa phương các quyết định ưu tiên doanh nghiệp còn ra đời từ việc nhận hối lộ để làm lợi bất chính cho doanh nghiệp. Theo cơng bố của Tập đồn kiểm tốn Ernst

& Young trong điều tra kiểm soát gian lận tồn cầu năm 2008 thì, tại Việt Nam có 60% doanh nghiệp được hỏi cho rằng họ bị địi hối lộ, trong đó 48% thừa nhận họ bị mất hợp đồng vào tay đối thủ cạnh tranh do việc không thực hiện hối lộ cho các cán bộ của cơ quan công quyền. Năm 2010, tại hội thảo công bố chỉ số xếp hạng CPI do VCCI, USAID và VNCI tổ chức tại Hà Nội đã cơng bố thì, có 21% số doanh nghiệp thừa nhận họ phải trả chi phí khơng chính thức trong ĐKKD và 18% các doanh nghiệp FDI cũng khẳng định họ phải trả chi phí này để xúc tiến các thủ tục cấp phép và ĐKKD. Theo TS. Edmund Malesky, trưởng nhóm nghiên cứu PCI, đại diện USAID thì, có đến 40% doanh nghiệp phải chi hoa hồng khi đấu thầu, mua sắm cơng, 70% doanh nghiệp FDI phải chi phí cho khoản bơi trơn để thơng quan hàng hóa nhanh hơn. Điều đáng nói, các khoản lệ phí phi chính thức này có xu hướng ngày càng gia tăng trong những năm gần đâỵ Theo báo cáo điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2009 do các chuyên gia Đại học Copenhaghen (Đan Mạch) và CIEM khảo sát trên 2.543 doanh nghiệp, thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải chi phí các khoản khơng chính thức tại Việt Nam tăng cao trong vòng 3 năm. Cụ thể, năm 2007 có khoảng 26% doanh nghiệp được điều tra cho rằng họ chịu chi phí khơng chính thức cho các cơ quan công quyền, năm 2009 tăng lên 34%.

Theo một kết quả điều tra xã hội học của Thanh tra Chính phủ năm 2012 về phịng, chống tham nhũng trên 10 tỉnh, thành phố lớn ở Việt Nam cho thấy, có khoảng 50% số người được hỏi cho rằng họ có có trả tiền ngồi quy định cho cán bộ, cơng chức, trong đó 58% nói cơng việc của họ được giải quyết triệt để và 24% cho rằng công việc của họ được giải quyết một phần [78]. Có 21% số người được hỏi nói ít nhất họ đã tự nguyện trả tiền ngồi quy định một lần [78]. Cũng trong điều tra này có 16 cơ quan quản lý ngành bị người dân đánh giá là nhận hối lộ nhiều nhất, trong đó có vay vốn, xin giấy phép xây dựng, yêu cầu lắp đặt, sửa chữa nước, khai thuế, nộp thuế, ĐKKD. Đánh giá thứ tự theo mức độ nghiêm trọng thì hối lộ trong vay vốn đứng thứ 4/16 lĩnh vực, chỉ sau dịch vụ y tế, cảnh sát giao thông và giáo dục [78].

Phía sau của tham nhũng, các yêu cầu của doanh nghiệp có thể được đáp ứng. Hoạt động đáp trả của người nhận hối lộ có thể làm cho vấn đề chưa đúng trở nên đúng đắn đối với doanh nghiệp này nhưng lại là phân biệt với doanh nghiệp khác khi họ không thực hiện hành vi đưa hối lộ. Cũng sau tham nhũng, những vi phạm pháp

luật của một doanh nghiệp có thể sẽ khơng bị xử lý, tạo sự bất lợi cho doanh nghiệp kinh doanh chân chính. Theo báo cáo của Phó chủ tịch Hiệp hội phân bón Việt Nam, điều tra năm 2010 tại Việt Nam có 61 cơ sở sản xuất phân bón giả, kém chất lượng bán ra thị trường, trong đó chỉ có 3 vụ đưa ra khởi tố nhưng chỉ có một vụ bị xét xử. Kinh tế thị trường với sự năng động và sáng tạo của nó khơng chỉ giúp cho thị trường hàng hóa ngày càng được nâng cấp về chất lượng, phong phú về chủng loại, đa dạng về hình thức kinh doanh mà cịn tạo ra sự phức tạp của các hình thức cạnh tranh, vi phạm pháp luật. Đã xuất hiện những doanh nghiệp kinh doanh không đăng ký. Các doanh nghiệp này có đặc điểm là khơng minh bạch, tạo ra sân chơi khơng bình đẳng, cản trở cạnh tranh lành mạnh và gây khó khăn cho quản lý nhà nước. Thực tế, nếu như mục đích của pháp luật là tạo ra một sân chơi bình đẳng thì các hoạt động kinh doanh khơng chính thức, đứng ngồi khn khổ pháp luật lại tạo ra những lợi thế cạnh tranh không công bằng cho các doanh nghiệp không tuân thủ luật pháp và làm sai lệch việc phân bổ nguồn lực. Có quan điểm cho rằng, một trong những hoạt động khá phổ biến trong khu vực tư nhân là thông đồng với cán bộ thuế để bớt thuế, thậm chí tránh thuế,... Điều này tạo ra một lợi thế khơng chính đáng và dồn những doanh nghiệp nghiêm túc vào cuộc chơi khơng bình đẳng [77]. Ngồi sự xuất hiện của các doanh nghiệp khơng đăng ký cũng có những doanh nghiệp mà chủ sở hữu khơng có quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp mượn tên người khác để hoạt động kinh doanh. Trong số đó khơng loại trừ có người là cán bộ, công chức đương chức trong nhà nước sở hữu doanh nghiệp dưới danh nghĩa tên người khác. Cũng có những doanh nghiệp sân sau phục vụ các nhóm lợi ích hoạt động trong sự ưu tiên theo cơ chế đặc thù. Điển hình là vụ vi phạm của Cơng ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh đã dành hợp đồng mua bán điện kế điện tử cho một số công ty tư nhân mà trong đó có người nhà của Phó Giám đốc công ty điện lực (cơng ty gia đình). Nhưng sau đó các cơng ty này đã mua 260.000 điện kế chất lượng kém của Trung Quốc, gắn mác sản xuất Singapore, ký hợp đồng mua bán giả mạo với một số công ty giả danh ở Singapore, cuối cùng bán chúng cho cơng ty điện lực giá cao hơn.

Ơng Trần hữu Huỳnh Phó Chủ tịch VCCI nhận định, tại Việt Nam hình thức chỉ định thầu vẫn chiếm 70% và chiếm 45% tổng vốn đầu tư cơng. Các trường hợp chỉ định thầu thường có những dấu hiệu bất thường. Theo kết quả kiểm tra của

Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước đã quyết định giao trạm thu phí và chỉ định thầu Quốc lộ 14, đoạn Đồng Xoài - Cây Chanh cho một nhà đầu tư yếu kém về năng lực tài chính kỹ thuật và có nhiều vi phạm trong quá trình quản lý tiền thu phí và thực hiện dự án. Trong một nền kinh tế mà cán bộ quản lý nhà nước ra quyết định cho các doanh nghiệp vì lợi ích của chính họ sẽ là khơng khách quan, tạo ra bất bình đẳng.

Những chủ thể có khả năng gây ra bất bình đẳng doanh nghiệp khơng chỉ có nhà nước mà cịn có thể do các chủ thể khác như hiệp hội doanh nghiệp hay hiệp hội ngành hàng tạo rạ Trong thực tế, Hiệp hội Thép Việt Nam đã từng ra quyết định ấn định giá bán, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam thống nhất nâng mức phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới (tháng 8/2008) cho tất cả các đối tượng khách hàng,... là hành vi hạn chế cạnh tranh, làm giảm động lực của doanh nghiệp và ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, ngoài tác động tiêu cực đó, hành vi tăng, giảm giá của hiệp hội có thể cịn làm cho các doanh nghiệp cùng ngành, chưa gia nhập hiệp hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 116 - 123)