0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Xây dựng các hình thức chế tài và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 161 -162 )

vi phạm pháp luật xâm phạm quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật là khi có hành vi vi

phạm thì người vi phạm phải bị xử lý và chịu hình phạt tương thích. Khơng có các chủ thể xâm phạm trật tự xã hội đứng ngoài pháp luật. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Hành vi xâm phạm quyền BĐGCDN không chỉ thể hiện trực tiếp bởi hoạt động cung ứng dịch vụ công (ĐKDN phân biệt đối xử) hay cung cấp các nguồn lực (cho vay vốn phân biệt đối xử) mà có thể cịn gián tiếp thơng qua tham nhũng, hối lộ, làm sai lệch trong xử lý các vụ việc vi phạm. Chính vì vậy, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật đòi hỏi các cơ quan hành pháp và tư pháp dựa vào hệ thống luật pháp đủ mạnh. Pháp luật phải bao quát được các đối

tượng vi phạm, các hình thức vi phạm và biện pháp xử lý để ngăn ngừa, đồng thời quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ thể quản lý (nhà nước). Thực tế, các quy định pháp luật cịn chung chung, thiếu trách nhiệm giải trình đã tạo kẽ hở cho phạm tội và khó khăn trong cơng tác điều tra, xử lý vi phạm. Tính thiếu chặt chẽ của pháp luật làm phát sinh tình trạng bn lậu, tham nhũng, hối lộ, làm hàng giả, hạn chế cạnh tranh,... ngày càng gia tăng. Điều đó khơng chỉ xâm hại đến lợi ích của các doanh nghiệp chân chính mà cịn làm xấu đi mơi trường đầu tư. Để giải quyết vấn đề này, cần phải xem xét, đánh giá lại hệ thống các quy định về chế tàị Xây dựng hệ thống chế tài có sức nặng đối với tâm lý các chủ thể xã hộị Khi các chế tài mang tính nghiêm khắc, sẽ tạo sự răn đe hữu ích đối với các doanh nghiệp, các hiệp hội và người thực thi nhiệm vụ tại cơ quan quản lý nhà nước. Các hình thức chế tài này cần phải cụ thể đến từng hành vi vi phạm như kinh doanh trái phép, hối lộ, tham nhũng,... Trong khi xây dựng các quy định, nhà làm luật cần đánh giá đúng về mức độ thiệt hại của hành vi vi phạm, trên cơ sở định tính và định lượng, đưa ra các hình xử lý có sức mạnh thi hành. Các quy định pháp luật cũng cần được xây dựng trên cơ sở đánh giá đúng tính hiệu quả, mục tiêu của việc thi hành luật. Tránh đưa ra các điều luật cản trở mà cần khuyến khích sự tham gia khiếu nại tố cáo các hành vi vi phạm. Do đó cần phải sửa Điều 58 và Điều 53 Nghị định 116/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh theo hướng chuyển một số hoạt động điều tra thuộc trách nhiệm bên khiếu nại sang Cơ quan quản lý cạnh tranh và giảm lệ phí tạm thu đối với khiếu nại hành vi hạn chế cạnh tranh không để mức 100 triệu như hiện naỵ

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 161 -162 )

×