Chưa xây dựng được văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 128 - 129)

Theo Kotter, J.P.& Heskeett, J.L thì văn hóa là tổng hợp các giá trị, các cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài. Văn hóa doanh nghiệp là tồn bộ những giá

trị được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, trở thành các quan niệm, tập quán và truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp để theo đuổi và thực hiện các mục đích chung của doanh nghiệp. Bắt nguồn từ những giá trị, văn hóa doanh nghiệp dựa trên sự thành thực, sự tự giác và sự khôn khéo của tổ chức. Trong các doanh nghiệp quan tâm đến tạo dựng văn hóa tổ chức, vì mục tiêu phát triển bền vững, các khía cạnh đạo đức kinh doanh, trách nhiệm cộng đồng cũng là tiêu chí được quan tâm tạo dựng. Do đó, doanh nghiệp có văn hóa là tổ chức xây dựng được những phẩm chất tốt đẹp, biết hành động vì lợi ích cộng đồng, dám làm và chịu trách nhiệm. Văn hóa doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp tôn trọng pháp luật, cạnh tranh lành mạnh để phát triển. Ngược lại, khi không hướng đến những giá trị tốt đẹp, doanh nghiệp có thể thiếu trung thực trong kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thuế, quảng cáo sai sự thật,... Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là xu thế phổ biến trên thế giớị Tuy nhiên, ở Việt Nam, rất ít doanh nghiệp quan tâm xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Điều đó có thể làm cho doanh nghiệp thiếu thái độ tích cực ủng hộ các chính sách đúng đắn của nhà nước, thiếu sự sẵn sàng tố giác, khiếu nại các hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh. Mức độ còn trầm trọng hơn khi một số doanh nghiệp còn đồng hành với tham nhũng, thực hiện hối lộ để chạy tội hoặc tìm kiếm các lợi ích, ưu đãi từ hành vi sai trái của cán bộ, cơng chức có thẩm quyền. Theo số liệu của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, có 56% số người được hỏi cho rằng các doanh nghiệp có quan hệ với cán bộ, cơng chức có quyền để trục lợị

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là hướng tới những giá trị nhân văn, có đạo đức kinh doanh, tơn trọng và ghi nhận sự phát triển của các doanh nghiệp bạn, không gièm pha, cạnh tranh khơng lành mạnh. Bên cạnh đó, hành động của doanh nghiệp đã xây dựng văn hóa doanh nghiệp cịn thể hiện ở thái độ tích cực đấu tranh chống lại những cái xấu, cái tiêu cực. Các hành vi kinh doanh trốn thuế, sản xuất, buôn bán hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, cùng với thái độ thờ ơ, không tố giác doanh nghiệp vi phạm pháp luật đều khơng đúng với tiêu chí của văn hóa doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 128 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)