chưa đảm bảo tính minh bạch
Thiết lập cơ chế bảo đảm quyền BĐGCDN là nguyên tắc chung của các đạo luật liên quan đến doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật hiện hành có nhiều quy định khơng rõ ràng, nội dung chỉ mang tính ngun tắc, khái qt, khơng có hướng dẫn, giải thích. Trong những quy định đó, nội dung, mục đích của luật được hiểu không đúng, hoặc hiểu theo nhiều cách, tạo ra những ứng xử thiếu thống nhất hoặc bị lợi dụng, lách luật. Khi nội dung của luật thiếu rõ ràng, cụ thể, với cùng một điều luật, có thể tạo ra cho mỗi doanh nghiệp cách thức thực hiện khác nhau và các cơ quan quản lý, các chủ thể xã hội tác động lại doanh nghiệp bằng những cách khác nhaụ Trong hệ thống luật thực định, các quy định về cạnh tranh, ưu tiên, về quản lý DNNN hay xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm kinh tế,... là nơi tồn tại nhiều nội dung không rõ ràng, trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra bất BĐGCDN.
Thứ nhất, pháp luật thực định đã quy định không rõ ràng trong việc cung cấp các nguồn lực cho DNNN. Việc tổ chức và quản lý DNNN hiện nay được thống nhất trong Luật Doanh nghiệp (2005). Theo quy định, từ ngày 1/7/2010 Luật DNNN 2003 hết hiệu lực, DNNN trở thành đối tượng điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp 2005. DNNN được đặt vào sự bình đẳng với các doanh nghiệp khác từ việc thành lập đến tổ chức quản lý kinh doanh hay giải thể, phá sản. Tuy nhiên, bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần có cơ chế kiểm sốt vốn do mình sở hữụ Vấn đề đầu tư và quản lý vốn DNNN vì thế khơng thể thiếu các quy định riêng. Hiện nay, việc quản lý vốn trong DNNN được thực hiện theo một số quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20/10/2005, Nghị định số 86/2006/NĐ-CP ngày 21/8/2006 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2005/NĐ-CP, Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 và hiện nay là Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013. Theo quy định, nguồn vốn được sử dụng để đầu tư vào DNNN bao gồm: vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư phát triển của DNNN, vốn đầu tư của Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước. Các cơ quan có quyền quyết định cho vay vốn đối với DNNN thuộc về Ngân hàng phát
triển Việt Nam, Bộ Tài chính, Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, DNNN. Ngoài ra, thẩm quyền thẩm định chấp thuận việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư của Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ để quyết định đầu tư vốn được quy định chung chung, dựa vào sự phù hợp của dự án đầu tư với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, sự phù hợp của chính sách hỗ trợ đầu tư,... (Điều 61). Trong quy định tại Nghị định số 101/2009/NĐ-CP, Chính phủ xác định mục tiêu thành lập tập đoàn kinh tế để: "Giữ vai trò đảm bảo các cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân, ứng dụng công nghệ cao, tạo động lực phát triển cho các ngành, các lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế" (Khoản 2 Điều 1). Đây là điều khoản có thể tạo dư địa cho sự đồng nhất vai trị của tập đồn vào những ưu tiên, bảo trợ bất hợp lý của nhà nước. Luật thực định khơng có quy định nào ưu tiên cho DNNN nhưng thực tế, DNNN vẫn luôn nhận được nhiều khoản vốn vay ưu đãi, lãi suất thấp từ việc phát hành trái phiếu Chính phủ, các nguồn vốn vay từ các tổ chức kinh tế quốc tế. Năm 2010, bằng sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đã sử dụng nguồn trái phiếu quốc tế, cấp cho Vinashin 300 triệu USD để trả nợ. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã vay 630 triệu USD của ngân hàng ADB cấp cho DNNN trong một chủ trương hỗ trợ chuyển đổi DNNN. Do sự thiếu rõ ràng từ các văn bản luật, các quy định hỗ trợ về vốn vay, ưu tiên về đất đai đối với DNNN đều ra đời từ các quyết định cá biệt trong hoạt động quản lý nhà nước, tạo ra bất bình đẳng doanh nghiệp.
Thứ hai, pháp luật tạo ra cơ chế đặc thù cho một số DNNN.
- Tập đồn Dầu khí Việt Nam (PVN): Từ ngày 1/7/2010, PVN chuyển đổi sang thành công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữụ Về nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của PVN cần phải bình đẳng như các doanh nghiệp là công ty TNHH khác, thống nhất chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau Luật Doanh nghiệp (2005), Chính phủ lại có Nghị định số 142/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty mẹ - Tập đồn dầu khí Việt Nam. Nghị định này vừa căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2003, vừa căn cứ vào Luật Doanh nghiệp (2005). Theo đó, PVN chịu mức thuế thu
nhập doanh nghiệp là 50%, cao gấp hơn hai lần các doanh nghiệp khác. Thực tế, vốn điều lệ của PVN bao gồm phần vốn góp vào liên doanh Việt - Nga Vietsopetrọ Theo quy định, Vietsopetro là công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, thực hiện nghĩa vụ thuế theo luật pháp Việt Nam, tuy vậy, khoản lãi đầu tư PVN nhận được từ kết quả hoạt động của Vietsopetro lại áp dụng theo cơ chế quản lý nguồn vốn ngân sách nhà nước (ghi thu, ghi chi), không được coi là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của PVN như Luật Doanh nghiệp và Luật Dầu khí quy định. Cũng cần thấy rằng, PVN là doanh nghiệp khai thác tài nguyên quốc gia để bán, tuy nhiên, điều đó có thể quy định về việc quản lý tài nguyên, không nên áp dụng bằng cơ chế đặc thù đối với tập đoàn là doanh nghiệp.
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN): Sự thiếu minh bạch trong các quy định pháp luật không chỉ tạo ra những khác biệt trong cho vay, cấp vốn, đất đai, cơ chế quản lý tài chính đối với DNNN mà cịn là vấn đề độc quyền kinh doanh. Luật Điện lực và các văn bản hướng dẫn đã quy định EVN là doanh nghiệp duy nhất có quyền mua bn và bán điện. Tuy nhiên, khác với các nước, Việt Nam khơng kiểm sốt được giá điện thực tế, thiếu đo lường, kiểm định chính xác những thất thốt của truyền tải điện. Việc EVN tự xác định giá bán, độc quyền mua buôn điện theo cách họ đang làm là vi phạm Luật Cạnh tranh, tạo ra bất BĐGCDN bán điện cho EVN và giữa EVN với các doanh nghiệp khác và có thể vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng. Cơ chế đặc thù là những chính sách khác biệt dành cho doanh nghiệp, được nhà nước áp dụng nhằm giải quyết những mục tiêu cụ thể trong chính sách kinh tế vĩ mơ. Tuy nhiên, khơng có chính sách đặc thù dành cho doanh nghiệp của nhà nước hay tư nhân mà căn cứ vào ngành nghề kinh doanh và yêu cầu của mỗi gia đoạn nhất định. Điều 3 Luật doanh nghiệp đã quy định về cơ chế đặc thù cho doanh nghiệp ngay từ khi thành lập, đi vào tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh. Đến Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi, cơ chế đặc thù đã được xóa bỏ đối với quy trình thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề đặc thù dẫn đến áp dụng Luật khác nhau vẫn tiếp tục đặt ra đối với việc tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp. Điều này cũng chưa được giải thích trong Luật, có thể là những nguyên nhân tạo ra cách hiểu và áp dụng khác nhau, gây ra bất BĐGCDN.
Thứ ba, các quy định pháp luật về thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước
không rõ ràng.
Lợi nhuận của doanh nghiệp được tính bằng doanh thu trừ đi các chi phí. Trong các khoản chi phí được trừ đi để tính lợi nhuận phần quan trọng là những khoản thuế phải đóng cho nhà nước (lợi nhuận sau thuế). Theo quy định, các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là: (1) khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và (2) khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đã cố gắng cụ thể hóa các khoản chi khơng được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, các quy định pháp luật viện dẫn trùng lặp và phức tạp. Luật này quy định 14 khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, sau đó Luật số 32/2013/QH13, Luật sửa đổi một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đã tăng lên 15 khoản. Các văn bản hướng dẫn cũng đưa ra những con số rất khác nhau về các khoản thu nhập không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Nghị định số 124/2008/NĐ-CP quy định có 11 khoản, trong khi Thông tư số 130/2008/TT-BTC lại quy định 31 khoản (Mục IV), đến thông tư số 18/2011/TT-BTC sửa đổi bổ sung thêm 10 khoản của Thông tư số 130/2008/TT-BTC. Điều đáng lưu ý là, khơng chỉ giải thích thiếu rõ ràng, có nhiều nội dung được quy định cũng chưa được giải thích như: đăng ký định mức tiêu hao nguyên vật liệu, quy định về khấu hao tài sản cố định, tiền lương, tiền cơng, chi phí tun truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại,... Các quy định về miễn, giảm thuế TNDN đối với doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, sử dụng nhiều lao động nữ cũng chưa cụ thể, không xác định được thế nào là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ. Cũng trong các quy định về vấn đề thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật cịn quy định về những khoản chi phí đóng góp cho cấp trên của DNNN mà không áp dụng trong các doanh nghiệp khác. Sự không minh bạch trong các quy định pháp luật thực tế đã không chỉ gây khó khăn cho cơ quan thuế mà cịn là tạo ra tham nhũng, bất bình đẳng doanh nghiệp trong cách tính thuế, tác động đến thu nhập của doanh nghiệp.
Thứ tư, pháp luật không minh bạch trong các quy định chế tàị
Để đảm bảo quyền bình đẳng doanh nghiệp, các quy định pháp luật cần có biện pháp chế tài tương thích đối với doanh nghiệp có hành vi gian dối trong kinh doanh,
bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp kinh doanh chân chính. Một trong những hình thức chế tài nghiêm khắc đối với doanh nghiệp vi phạm là xử lý hình sự. Tuy nhiên, các quy định trong Bộ luật hình sự cịn thiếu tính rõ ràng, minh bạch là cản trở khơng nhỏ cho q trình thực thị Có thể thấy những bất cập của Bộ luật hình sự trong việc định tội danh và trong quy định về tình tiết định tội, định khung khoản, tạo ra bất BĐGCDN. Đối với tội kinh doanh trái phép, Điều 159 Bộ luật hình sự quy định ''Người nào kinh doanh khơng có đăng ký kinh doanh, kinh doanh khơng đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh khơng có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có...". Vấn đề đặt ra là, khi chủ hàng có đầy đủ giấy phép theo quy định nhưng kinh doanh hàng phạm pháp (hàng khơng có nguồn gốc hợp pháp mà không chứng minh được tội khác), hoặc các đối tượng vận chuyển, cất giữ hàng khơng có giấy tờ hợp pháp trong các trường hợp không điều tra, xác minh được chủ hàng thì có coi là phạm tội kinh doanh trái phép không, điều này chưa được quy định rõ. Cũng trong quy định pháp luật, tội mua bán trái phép hóa đơn quy định tại Điều 164a là tội danh mới được quy định trong Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 chưa có hướng dẫn thực hiện. Trước khi có tội danh này, các hành vi mua bán hóa đơn giá trị gia tăng được xử lý tội lưu hành giấy tờ có giá giả khác. Như vậy, các quy định của Luật hình sự về cùng một hành vi lại được xử hai tội danh khác nhau giữa Điều 281 "Tội lưu hành các giấy tờ có giá giả khác" với Điều 164a "Tội mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước". Liên quan đến tội mua bán hóa đơn giá trị gia tăng, có nơi áp dụng Điều 181 có khung hình phạt cao nhất 20 năm tù, có nơi áp dụng Điều 164a có khung hình phạt cao nhất là 5 năm tù.
Đối với tội "sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm", cơ sở để xử lý hình sự phải căn cứ vào yếu tố định lượng. Trong thực tế, Nghị định số 43/2009/NĐ-CP có hướng dẫn định lượng đối với một số mặt hàng như pháo nổ, thuốc lá điếu, động vật hoang dã, còn lại hầu như các mặt hàng cấm khác mà Nghị định số 59/2006/NĐ-CP đã quy định như: đồ chơi trẻ em nguy hiểm, văn hóa phẩm đồi trụy, mê tín dị đoan, phế liệu nhập khẩu,... đều chưa có quy định cụ thể. Như thế, khi có doanh nghiệp vi phạm, cơ quan có chức năng tố tụng khơng có căn cứ để tiến hành các hoạt động của mình. Đồng thời, trong các quy định có tình tiết thu lời bất
chính lớn, rất lớn, đặc biệt lớn, hay gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại nghiêm trọng (Điều 153, Điều 156 và Điều 157) hay tình tiết diện tích đất lớn, rất lớn, đặc biệt lớn, có giá trị lớn tại (Điều 174) đều mang tính định tính, khơng rõ ràng, tạo ra những cách áp dụng khơng giống nhau, hoặc bỏ sót doanh nghiệp vi phạm, tạo ra bất BĐGCDN.
Đối với các tội phạm về chức vụ (Điều 277 - Điều 291) quy định dấu hiệu định tội của một số tội danh khá phức tạp, gần giống nhau, khó áp dụng như tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ, tội lạm dụng trong thi hành công vụ, tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, tội cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng với các tội phạm quy định trong một số lĩnh vực cụ thể.
Pháp luật cũng thiếu các quy định cụ thể về trách nhiệm cung cấp thông tin và quyền được tiếp cận các thông tin của doanh nghiệp. Thông tin là căn cứ quan trọng cho việc xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp cần được cung cấp thơng tin bình đẳng để nắm bắt cơ hội kinh doanh. Các thông tin doanh nghiệp cần cung cấp như thông tin về thị trường trong nước, trên thế giới, thông tin về đối tác, thơng tin về chính sách, quy hoạch, chiến lược phát triển các ngành kinh tế. Mặc dù Luật Doanh nghiệp có quy định về chức năng của cơ quan ĐKKD trong việc thu thập và cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, với cách quy định không cụ thể, cán bộ, công chức đã không buộc phải thực hiện trách nhiệm thực tế, dẫn đến doanh nghiệp không dễ dàng tiếp cận thơng tin. Có doanh nghiệp lấy thơng tin thơng qua quan hệ cá nhân, có doanh nghiệp phải mua thơng tin và có doanh nghiệp hồn tồn khơng có thơng tin.