Những yếu tố chi phối việc thực thi pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 76 - 79)

giữa các doanh nghiệp

Pháp luật được ra đời nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế - xã hộị Tuy nhiên, pháp luật chỉ có thể phát huy được vai trị và những giá trị của nó khi được tơn trọng thực hiện trong cuộc sống. Thực thi pháp luật là quá trình mà tổ chức, cá nhân và chủ thể pháp luật khác khi gặp phải tình huống thực tế mà quy phạm pháp luật đã dự liệu, trên cơ sở nhận thức của mình chuyển hóa một cách sáng tạo quy tắc xử sự chung mà nhà nước đã quy định vào tình huống cụ thể đó thơng qua hành vi thực tế hợp pháp của mình [82, tr. 118]. Hành vi thực hiện pháp luật của các chủ thể có thể là hành động hoặc không hành động. Trong những trường hợp cụ thể, pháp luật sẽ quy định chủ thể bắt buộc phải thực hiện, cấm đoán hoặc cho phép chủ thể tiến hành. Thực thi pháp luật có thể phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể nhưng cũng có thể phụ thuộc vào ý chí của nhà nước. Điều này bắt nguồn từ khả năng nhận thức về sự cần thiết của quy định pháp luật, làm cho một chủ thể tự giác hoặc bắt buộc thực hiện do tính răn đe của các chế tài và biện pháp cưỡng chế của nhà nước.

Thực thi pháp luật bảo đảm quyền BĐGCDN là trách nhiệm của nhà nước và các chủ thể trong xã hộị Các yếu tố chi phối thái độ, trách nhiệm của các chủ thể xã hội, chi phối hành vi thực thi công vụ của cán bộ, cơng chức cũng chính là yếu tố chi phối việc thực thi pháp luật bảo vệ quyền bình đẳng doanh nghiệp.

Năng lực của cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước

Năng lực là những điều kiện đủ hoặc vốn có để chủ thể làm một công việc [93]. Những chủ thể được đánh giá có đủ năng lực nghĩa là có khả năng thực hiện cơng việc một cách đầy đủ và có chất lượng. Trường hợp năng lực chủ thể yếu kém sẽ đem lại hiệu quả lao động thấp. Năng lực của cán bộ, công chức là sự kết hợp đồng thời những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có để thực hiện tốt một vai trị hay một cơng việc được giaọ Cán bộ, cơng chức có kiến thức pháp luật là những người có khả năng hiểu được ý nghĩa, vai trò của nội dung các quy định, trong đó có các quy định bảo đảm quyền bình đẳng doanh nghiệp. Người có năng lực khơng chỉ có kiến thức chun mơn mà cịn có kỹ năng để giải quyết công việc. Các kỹ năng cần thiết cho cán bộ, cơng chức thực thi quản lý có thể là kỹ năng lãnh đạo, phân công, phối

hợp, ra quyết định, kỹ năng trong giao tiếp, phân tích, xử lý tình huống, sử dụng cơng nghệ thơng tin,... Người có năng lực là người có thể hiểu được nội dung các quy định và biết cách làm việc, điều đó thúc đẩy họ có thái độ mong muốn làm tốt công việc. Với năng lực vốn có, cán bộ, cơng chức có thể thực thi pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng doanh nghiệp theo hai xu hướng. Những người có trình độ, năng lực yếu kém sẽ bị hạn chế trong khả năng phân tích và nhận thức về các quy định pháp luật. Điều này dẫn đến các quy định pháp luật có thể bị hiểu sai, ra quyết định sai, tạo ra bất BĐGCDN. Trường hợp cán bộ, cơng chức có năng lực, hiểu đúng bản chất, nội dung và sự cần thiết của các quy định pháp luật, biết sử dụng các kỹ năng phù hợp sẽ tạo ra sự bảo đảm quyền BĐGCDN.

Đạo đức công vụ của cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước

Trong hoạt động thực thi pháp luật, theo lẽ thường, khi cán bộ, cơng chức có kiến thức và kỹ năng làm việc sẽ thơi thúc họ hành động theo chính sự hợp lý của các quy định pháp luật mà họ đã nhận thức được. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp nhận thức được sự cần thiết của các quy định pháp luật đối với xã hội, có đủ kỹ năng và điều kiện làm việc nhưng cán bộ, công chức vẫn không thực hiện theo quy định pháp luật. Điều này được cho là do yếu tố đạo đức công vụ quyết định.

Đạo đức công vụ là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, thể hiện quan hệ của cán bộ, công chức nhà nước với công dân và các đối tượng quản lý khi thực thi công việc trong khu vực nhà nước. Giá trị cốt lõi của đạo đức công vụ bao gồm chuẩn mực xã hội, nguyên tắc dân chủ và các chuẩn mực nghề nghiệp. Hành vi ứng xử của cán bộ, công chức là những biểu hiện của đạo đức công vụ khi thực thi nhiệm vụ. Hoạt động cơng vụ địi hỏi sự tuân thủ hiến pháp và pháp luật, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cơng dân, cơng khai, minh bạch, đúng thẩm quyền. Đạo đức công vụ là kết quả của sự rèn luyện, thể hiện tính tuân thủ các quy định và nguyên tắc ứng xử trong nền công vụ và các yếu tố khách quan, lối sống, hành vi của những người xung quanh. Người có đạo đức công vụ là người có tính liêm chính, trung thực, khách quan, không thiên vị, phục vụ công việc nhà nước toàn tâm, toàn ý, bằng năng lực của mình. Cán bộ, cơng chức không đáp ứng yêu cầu về đạo đức công vụ

có thể làm cho các quy định pháp luật khơng được thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ, tạo ra sản phẩm quản lý đi ngược với mục tiêu của nhà nước và xã hộị Các hành vi giải quyết sai quy định, né tránh trách nhiệm, sách nhiễu, quan liêu, tham nhũng là những biểu hiện về vi phạm đạo đức cơng vụ. Q trình triển khai, thực thi pháp luật với mục tiêu bảo đảm quyền BĐGCDN thuộc về nhiều cơ quan khác nhau và phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm, đạo đức của các cán bộ, cơng chức có thẩm quyền. Do đó, bên cạnh năng lực, đạo đức cơng vụ cũng là yếu tố tác động đến việc thực thi quyền BĐGCDN.

Ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc bảo vệ quyền BĐGCDN

Bảo đảm quyền BĐGCDN là yếu tố quan trọng tạo động lực cho các doanh nghiệp tự tin cạnh tranh và phát triển. Hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ quyền BĐGCDN phụ thuộc vào ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức nhà nước, các cá nhân, tổ chức, xã hội và chính bản thân từng doanh nghiệp tham gia thị trường. Ý thức, trách nhiệm của doanh nghiệp thể hiện ở việc tuân thủ pháp luật và đấu tranh, chống lại các hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp có ý thức, trách nhiệm bảo vệ quyền BĐGCDN cũng chính là những doanh nghiệp chủ động giám sát và phản ánh kịp thời đến cơ quan có thẩm quyền về hành vi sai trái của các chủ thể xâm phạm trật tự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng. Nếu các vi phạm (hối lộ, tham nhũng, thông thầu, cạnh tranh không lành mạnh,..) được phát hiện nhưng doanh nghiệp thờ ơ, bỏ qua, không tố giác, thông báo đến các cơ quan có thẩm quyền thì các vi phạm khơng được giải quyết. Do đó, thái độ trách nhiệm của chính doanh nghiệp là yếu tố chi phối hiệu quả thực thi bảo đảm quyền BĐGCDN.

Sự tham gia của cá nhân, tổ chức và xã hội

Các cá nhân, tổ chức tham gia vào thị trường với tư cách của người tiêu dùng hoặc cộng đồng dân cư chịu ảnh hưởng, tác động từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp là những người có quyền giám sát, phát hiện và thơng báo đến các cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào tinh thần trách nhiệm, mức độ tích cực của các tổ chức, cá nhân mà những vi phạm pháp luật của doanh nghiệp có thể được giám sát, quản lý chặt chẽ

hay bị bỏ qua, không kiểm sốt. Hoạt động kinh doanh có thể tạo ra những vi phạm về môi trường, về chất lượng sản phẩm, hàng hóa,... tạo ra những doanh nghiệp được lợi và có doanh nghiệp bị thiệt hạị Nếu doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái nhãn được người tiêu dùng phát hiện, cung cấp kịp thời cho cơ quan chức năng xử lý, quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp kinh doanh chân chính sẽ được bảo vệ. Tương tự, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xả chất thải ra môi trường cũng cần được cộng đồng xã hội lên án, phản ánh đến các cơ quan chức năng để ngăn chặn và áp dụng các chế tài cần thiết, bù đắp cho những thiệt hại do chính họ gây ra, đảm bảo cơng bằng với doanh nghiệp khác phải bỏ tiền ra để mua công nghệ xử lý chất thảị Như vậy, hiệu quả thực thi pháp luật bảo đảm quyền BĐGCDN phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó thái độ và ý thức trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức xã hội là cần thiết.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)