Nội dung quyền BĐGCDN là phạm vi các hoạt động của doanh nghiệp cần được đối xử bình đẳng. Nội dung này được xác định trên cơ sở kinh tế, xã hội nhất định và được thể chế hóa trong các quy định pháp luật. Đặc điểm của nền kinh tế sẽ quy định nội dung, tính chất của các quan hệ kinh tế, trong đó có hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong các nhà nước thừa nhận nền KTTT thì tính chất của KTTT là cơ sở quan trọng để xác định nội dung của quyền BĐGCDN. Bên cạnh đó, quyền BĐGCDN cũng thể hiện mong muốn, yêu cầu của chính các doanh nghiệp. Để đảm bảo tính khách quan trong xác định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, Nhà nước và các chủ thể xã hội không chỉ căn cứ vào những đòi hỏi của doanh nghiệp. Việc xác định nội dung quyền BĐGCDN phải trên cơ sở đánh giá đúng và đủ các hoạt động vốn có của doanh nghiệp, xác định yêu cầu của doanh nghiệp trên cơ sở đảm bảo hài hịa các loại lợi ích xã hộị Khi nội dung quyền BĐGCDN được quy định bằng pháp luật sẽ tạo cơ sở cho các chủ thể xã hội ứng xử thống nhất. Được nhận định là một loại quyền chủ thể, quyền BĐGCDN địi hỏi bình đẳng trong tồn bộ chu trình sống của doanh nghiệp, từ khi đăng ký thành lập, đi vào kinh doanh và khi giải thể, phá sản doanh nghiệp rút khỏi thị trường.
a) Quyền bình đẳng trong đăng ký thành lập doanh nghiệp
Đăng ký thành lập doanh nghiệp hay ĐKDN là thủ tục hành chính để nhà nước thừa nhận tư cách pháp lý và bảo vệ doanh nghiệp. Đồng thời, việc ĐKDN còn nhằm giúp nhà nước nắm bắt, kiểm sốt doanh nghiệp trong q trình quản lý nền kinh tế. Ở giai đoạn đăng ký thành lập, các hoạt động được tiến hành bởi nhà đầu tư là hoạt động có mục tiêu thiết thực và trực tiếp để thành lập doanh nghiệp, phục vụ cho hoạt động kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp. Thực chất, ĐKDN chỉ đơn thuần là thủ tục làm "giấy khai sinh" cho doanh nghiệp. Điều này được giải thích, về thực tế đã có một doanh nghiệp ra đời dựa trên sự thỏa thuận của các sáng lập viên, nhưng về mặt pháp lý nó cần được hợp thức hóa thơng qua thủ tục đăng ký để được cấp giấy chứng nhận. Vì thế, bất cứ sự phân biệt đối xử nào trong ĐKDN đều là cản trở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa, doanh nghiệp bị phân biệt đối xử ngay từ khâu gia nhập thị trường và ảnh hưởng đến các
hoạt động trong tương lai của nó. Với cùng một điều kiện, việc kéo dài thời gian đăng ký đối với chủ thể này nhưng không áp dụng với chủ thể khác sẽ làm mất cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp do chậm được gia nhập thị trường. Do đó, bình đẳng trong ĐKDN là một trong những nội dung cơ bản của quyền BĐGCDN.
Các hoạt động cần thiết trong thành lập doanh nghiệp gồm: xác định ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh và tiến hành thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Về nguyên tắc, các thủ tục đăng ký thành lập của mọi doanh nghiệp là như nhau, khơng có bất kỳ doanh nghiệp nào được thừa nhận mà không qua đăng ký. Tuy nhiên, do tính chất của một số hoạt động kinh doanh và việc bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư trong doanh nghiệp có thể tạo ra những yêu cầu về thủ tục ĐKDN khác nhau, nhưng sự khác biệt là ngoại lệ và sự thống nhất về thủ tục là nguyên tắc.
Đăng ký doanh nghiệp là quan hệ hành chính, diễn ra giữa chủ thể quản lý nhà nước (cơ quan ĐKKD) với đối tượng quản lý là doanh nghiệp. Quyền bình đẳng trong ĐKDN là những địi hỏi của doanh nghiệp đặt ra với nhà nước. Doanh nghiệp cần được tiến hành các thủ tục bình đẳng, nhận được sự tiếp nhận hồ sơ với sự hướng dẫn rõ ràng, cụ thể để sớm hoàn tất thủ tục gia nhập thị trường. Do đó, các quy định về điều kiện kinh doanh, thủ tục ĐKDN phải có căn cứ khoa học xác đáng và đảm bảo tính nguyên tắc, thống nhất thực thị Cán bộ, công chức đại diện cho cơ quan nhà nước thực thi ĐKDN mang theo những nghĩa vụ và quyền hạn nhất định, sử dụng quyền và thực hiện trách nhiệm cơng bằng, bình đẳng theo tiêu chuẩn đạo đức cơng vụ. Các yêu cầu cụ thể là nhà nước phải (i) thống nhất về cơ quan có quyền ban hành các thủ tục và điều kiện kinh doanh. Các khác biệt về điều kiện kinh doanh được xây dựng theo ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh phải có căn cứ xác đáng; (ii) quy định rõ thủ tục, thời hạn ĐKDN và trách nhiệm giải trình đối với cán bộ, công chức thực thi ĐKDN; và (iii) Xác định các hành vi vi phạm quyền bình đẳng trong ĐKDN và hình thức xử lý vi phạm.
b) Quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh
Trong các hoạt động của doanh nghiệp, quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh là chủ yếu và quan trọng nhất. Sau đăng ký thành lập, hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp là sự thể hiện tập trung nhất bản chất tồn tại của doanh nghiệp. Quyền BĐGCDN trong hoạt động kinh doanh là bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực, trong ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng thương mại, trong cạnh tranh và giải quyết các tranh chấp của doanh nghiệp, trong thực hiện các nghĩa vụ thuế, đền bù thiệt hại và thực hiện trách nhiệm xã hộị Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thường tạo ra các mối quan hệ đa dạng, dưới nhiều hình thức khác nhaụ Các hoạt động trong quá trình kinh doanh có thể làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ trong mối quan hệ với nhà nước, với doanh nghiệp bạn, với hiệp hội và các chủ thể khác. Quyền BĐGCDN trong hoạt động kinh doanh được xác định là:
- Các doanh nghiệp, khơng phân biệt về hình thức sở hữu, quy mơ kinh doanh đều được hưởng quyền lợi như nhau khi kinh doanh trong cùng ngành nghề, lĩnh vực. Trong trường hợp thực hiện chính sách ưu tiên, hỗ trợ nhằm khuyến khích đầu tư hay giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp, nhà nước cần xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể và thông báo công khai trước khi đưa vào áp dụng.
- Các doanh nghiệp đều bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước và thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hộị Điều đó địi hỏi pháp luật quy định thủ tục thu, nộp thuế, mức thuế suất thống nhất, căn cứ trên cơ sở ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Việc xác định các khoản lệ phí khơng áp dụng theo loại hình doanh nghiệp mà được gắn vào các thủ tục cụ thể. Mọi doanh nghiệp đều có nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động và có trách nhiệm xã hội theo quy định.
- Các doanh nghiệp đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau khi có cùng hành vi vi phạm pháp luật. Nhà nước xây dựng các hình thức chế tài theo hành vi vi phạm, có quy định về trách nhiệm giải trình đối với các cơ quan thực thi pháp luật, xử lý vi phạm, đảm bảo cơ chế thống nhất trong áp dụng xử lý vi phạm.
- Các doanh nghiệp đều bình đẳng trong hoạt động cạnh tranh và giải quyết các tranh chấp. Trong cạnh tranh, doanh nghiệp được tham gia kinh doanh trong tất cả các ngành nghề mà nhà nước không cấm, áp dụng cải tiến công nghệ, bình đẳng trong cạnh tranh về chất lượng, về giá cả, thực hiện liên doanh, liên kết, tiếp thị, quảng cáo,… theo quy định của pháp luật. Trong giải quyết tranh chấp, các tranh chấp xảy ra có thể đặt doanh nghiệp vào vị trí ngun đơn hoặc bị đơn trong các vụ
kiện. Tuy nhiên, dù là nguyên đơn hay bị đơn, thuộc hình thức sở hữu nào thì doanh nghiệp cũng đều được bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng. Về ngun tắc, các doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật khi tham gia tố tụng. Không phân biệt hình thức sở hữu, quy mô kinh doanh, lĩnh vực đầu tư, các doanh nghiệp đều được quyền sử dụng cơ chế pháp lý như nhau để giải quyết tranh chấp. Mọi doanh nghiệp đều có thể lựa chọn cơ quan Tòa án hay Trọng tài thương mại để giải quyết cho những tranh chấp của họ. Doanh nghiệp được bình đẳng trong việc sử dụng các phương tiện, công cụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Mọi doanh nghiệp đều có thể thơng qua các công ty tư vấn hoặc nhờ trợ giúp pháp lý khác để thực hiện việc bảo vệ lợi ích hợp pháp. Các doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ pháp lý như nhau trong các quan hệ tố tụng khi vụ việc được giải quyết tại Tòa án hay Trọng tài thương mạị Chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp của doanh nghiệp phải giải quyết trên cơ sở hệ thống thông tin xác đáng, phán quyết đưa ra trên cơ sở bảo đảm công khai, minh bạch và BĐGCDN thuộc mọi hình thức sở hữu, mọi loại hình doanh nghiệp, khơng bênh vực DNNN, cản trở DNTN.
c) Quyền bình đẳng doanh nghiệp trong việc giải thể, phá sản
Doanh nghiệp ra đời, tồn tại và phát triển phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế và năng lực tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Khi những điều kiện tồn tại cho nó khơng cịn nữa, doanh nghiệp sẽ bị tiêu vong theo quy luật khách quan. Giải thể hay phá sản doanh nghiệp có những nguyên nhân khác nhau và hậu quả có thể dẫn đến việc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp phá sản được chuyển đổi sở hữu, duy trì hoạt động. Giải thể hay phá sản doanh nghiệp có thể là điều khơng mong muốn của doanh nghiệp này nhưng lại là mong muốn của doanh nghiệp khác. Có trường hợp doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản mong được giải quyết sớm để mau có cơ hội quay trở lại thị trường sau thời gian gián đoạn thi hành luật phá sản. Tuy nhiên, dù giải thể, phá sản doanh nghiệp trong trường hợp nào, tự nguyện hay bắt buộc thì đều cần được đối xử bình đẳng. Bình đẳng trong giải thể, phá sản doanh nghiệp là mọi doanh nghiệp, khơng phân biệt sở hữu hay hình thức tổ chức đều có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố phá sản khi đủ điều kiện, hay đăng ký giải thể doanh nghiệp một cách tự nguyện hoặc đều bị buộc