dung phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp
Đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp được đổi thành ĐKDN theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ. ĐKDN thực chất là thủ tục khai sinh ra doanh nghiệp, xuất phát từ ý tưởng thành lập doanh nghiệp. Nhà nước cần ban hành thủ tục và điều kiện kinh doanh thuận lợi để các doanh nghiệp đều có cơ hội như nhau khi gia nhập thị trường. Các quy định về điều kiện kinh doanh cần được đánh giá đúng về sự cần thiết và không nên gắn vào doanh nghiệp cụ thể nào, thuộc nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài mà chỉ gắn với tính chất ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Việc thực hiện thủ tục ĐKDN nên thống nhất theo Luật Doanh nghiệp để tránh sự xâm lấn quyền của doanh nghiệp bằng các luật chuyên ngành và bản hướng dẫn thực hiện. Thực tế, việc quy định Quyết định thành lập doanh nghiệp đồng thời là Chứng nhận ĐKKD hay trường hợp coi Giấy phép đầu tư đồng thời là Chứng nhận ĐKKD đã tạo ra sự quản lý thiếu thống nhất. Trong điều kiện hệ thống quản lý thông tin doanh nghiệp chưa được kiện toàn, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở Việt Nam cịn yếu thì quy định như vậy khơng bảo đảm thơng tin chính xác, đầy đủ cho thị trường và người có nhu cầu tra cứu, quản lý.
Để thống nhất trong cách hiểu và vận dụng pháp luật, đảm bảo quyền BĐGCDN trong ĐKDN, cần phải xóa bỏ những quy định hiện hành có sự phân định giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài và sửa đổi, làm rõ các quy định mang tính khái quát, chưa cụ thể. Đối với các thủ tục quy định về thẩm tra, đăng ký dự án đầu tư và yêu cầu nhà đầu tư nước ngồi lần đầu tiên vào Việt Nam phải có dự án đầu tư cần phải được bãi bỏ để đảm bảo cam kết quốc tế về không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngồị Do đó, Dự thảo Luật Doanh nghiệp xóa bỏ Điều 20 Luật Doanh nghiệp là một đề xuất cần thiết. Bên cạnh đó, việc Dự thảo Luật loại bỏ yếu tố đặc thù ra khỏi điều kiện, thủ tục ĐKDN cũng là bước tiến quan trọng trong việc đảm bảo quyền BĐGCDN. Tuy nhiên, trong thực tế việc thành lập doanh nghiệp đang chịu sự điều chỉnh của nhiều
loại quy định, không thể sửa đổi ngay và thẩm quyền thành lập doanh nghiệp thuộc về nhiều cơ quan khác nhau đã và đang đặt ra những thách thức trong thực thi pháp luật, đảm bảo quyền BĐGCDN. Quy định: "Việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp áp dụng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan" [4, khoản 1, Điều 3] là quy định chưa đủ rõ ràng. Trong khi phần giải thích tại Điều 4 của Dự thảo không đề cập đến điều kiện nào để áp dụng pháp luật có liên quan thì thực tế hầu hết các văn bản hướng dẫn (nghị định, thơng tư) trước đây cũng đều khơng có quy định giải thích các điều khoản tương tự trong các đạo luật. Điều này dễ dẫn đến sự thiếu thống nhất giữa các cơ quan về áp
dụng các quy định khác của pháp luật có liên quan khi thành lập doanh nghiệp, tạo
ra bất bình đẳng. Mặt khác, để đảm bảo cho những ứng xử phù hợp tại cơ quan ĐKDN, cần ban hành cơ chế quản lý hệ thống ĐKDN thống nhất vào một Bộ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Đồng thời, ban hành văn bản dưới luật điều chỉnh hoạt động quản lý nhà nước đối với việc ĐKDN. Trong các quy định về ĐKDN quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm thực hiện hướng dẫn về quy trình, nội dung, thủ tục cần thiết, quy định hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với hành vi nhũng nhiễu, phân biệt đối xử doanh nghiệp.