Theo: Đại Nam thực lục chính biên, Quốc sử quán triều Nguyễn, tập XI, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,

Một phần của tài liệu KY-YEU-HOI-THAO-KHOA-HOC-12.10.2018 (Trang 32 - 33)

hặc rộng rãi, trên từ hoàng thân quốc thích, hoàng tử chư công, dưới đến mọi bá quan văn võ trong triều. Chỉ có vua mới điều khiển được Đô sát viện. Ngôn quan có quyền tâu thẳng ý kiến mình lên nhà vua, không qua bất cứ trung gian nào. Vua Minh Mệnh từng nói: “Ngôn quan là tai mắt của triều đình. Từ hoàng thân quốc thích cho đến trăm quan, nếu ai không giữ công bằng pháp luật Ngôn quan đều có quyền hặc tâu”6/. Khi có việc ở một địa phương nào đó vua phái “Kinh lược đại sứ” đi kiểm tra trực tiếp và có quyền “Tiền trảm hậu tấu”. Nhà vua còn quy định thực hiện chế độ khảo thí, khảo sát định kỳ đối với đội ngũ quan lại, ngay cả đối với quan chức cao cấp của triều đình để tái lựa chọn quan lại và loại những người không có năng lực mà khi đó gọi là không xứng chức ra khỏi bộ máy. Đó cũng là cơ sở để nhà Nguyễn xây dựng một bộ máy quản lý hành chính có tính ổn định và hoạt động một cách hiệu quả trong một thời gian khá dài. Trong quá trình đó ba yếu tố nói trên của bộ máy hành chính triều Nguyễn luôn có sự gắn bó, thúc đẩy lẫn nhau và đã tạo nên một nền hành chính một thời khá vững mạnh. Thiết tưởng đó cũng là bài học mà trong công cuộc cải cách nền hành chính hiện nay chúng ta cần quan tâm. Nhiều nghiên cứu gần đây đều khẳng định, sau một thời gian vận hành trong điều kiện đất nước đã hòa bình và thống nhất, nền hành chính mà chúng ta hiện có đang rất cồng kềnh. Nhiều cơ quan trong bộ máy của chúng ta chức năng chồng chéo lẫn nhau, bộ máy phân tán và đặc biệt là quyền lực được giao trở nên rất khó kiểm soát, kỷ cương, phép nước bị xem thường. Các yếu tố đó trên thực tế đang làm cho nền hành chính của chúng ta hiện nay mất đi niềm tin của nhân dân mà một thời ta đã xây dựng được7/.

Một phần của tài liệu KY-YEU-HOI-THAO-KHOA-HOC-12.10.2018 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)