MỘT SỐ BÀI HỌC TỪ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRIỀU NGUYỄN TS Đinh Duy Hòa

Một phần của tài liệu KY-YEU-HOI-THAO-KHOA-HOC-12.10.2018 (Trang 41 - 43)

10 Bách khoa toàn thư mở Mục: Hành chính Việt Nam thời Nguyễn.

MỘT SỐ BÀI HỌC TỪ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRIỀU NGUYỄN TS Đinh Duy Hòa

TS. Đinh Duy Hòa

Nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ 1. Những cải cách đáng chú ý của triều Nguyễn

Triều nhà Nguyễn kéo dài 143 năm từ 1802 đến 1945 là triều đại phong kiến cuối cùng nước ta với nhiều biến cố, thăng trầm. Triều Nguyễn đã thực thi một số cải cách trên nhiều lĩnh vực, trong đó đáng chú ý là một số cải cách về hành chính. Sơ bộ có thể nêu những cải cách hành chính được triển khai, đặc biệt là dưới thời vua Minh Mạng như sau:

- Cải cách địa giới hành chính: Khi mới lên ngôi, vua Gia Long vẫn giữ nguyên cách phân chia hành chính cũ: ở Đàng ngoài là trấn, phủ, huyện, xã; ở Đàng trong là dinh, phủ, huyện, xã. Về sau, thêm tổng là một cấp trung gian giữa huyện và xã; đặt 11 trấn phía Bắc thành một Tổng trấn với tên cũ Bắc Thành do một Tổng trấn đứng đầu. Tương tự là Gia Định thành ở phía Nam. Tổng trấn có quyền rất lớn, toàn quyền quản lý hành chính, tư pháp, tuyển bổ quan lại, chỉ huy quân đội. Để tập trung quyền lực vào triều đình, năm 1831-1832, vua Minh Mạng bãi bỏ các Tổng trấn, đổi các trấn, dinh thành tỉnh và đây là lần đầu tiên, đơn vị hành chính tỉnh xuất hiện ở nước ta. Cả nước được chia thành 31 đơn vị hành chính: Phủ Thừa Thiên, còn gọi là Quảng Đức là trung tâm và 30 tỉnh, bao gồm 18 tỉnh phía Bắc từ Quảng Trị trở ra và 12 tỉnh phía Nam. Tính đến cuối thế kỷ 19, Việt Nam có khoảng 98 phủ, bao gồm 342 huyện và châu.

- Cải cách bộ máy hành chính: Thời Gia Long, nhà Nguyễn về cơ bản vẫn giữ nguyên hệ thống quan chế và cơ cấu chính quyền trung ương giống như các triều đại trước đó. Đứng đầu nhà nước là vua với mọi quyền hành trong tay. Không có chức Tể tướng, dưới vua là lục bộ: Bộ Lễ, Bộ Lại, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Công, Bộ Hộ. Tại triều đình, trên là bốn vị đại thần “Tứ trụ triều đình” chuyên tư vấn vua trong quản lý đất nước, dưới là các cơ quan Tam Nội viện (Thị thư viện, Thị

hàn viện, Nội hàn viện) và Thượng bảo ty giúp vua chuyên trách các công việc về văn thư, giấy tờ, ấn tín.

Đến thời vua Minh Mạng, bộ máy hành chính trung ương được cải cách mạnh mẽ. Dưới vua là Viện Cơ mật để tư vấn cho vua các vấn đề quốc sự. Lục bộ là 6 cơ quan hành pháp điều hành việc hành chính trên toàn quốc cùng Đô sát viện là cơ quan tư pháp giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính từ địa phương đến trung ương. Nội các giúp vua các việc về giấy tờ, ấn tín. Bên cạnh đó là các cơ quan khác như Lục khoa, Lục tự, Tôn nhân phủ, Khâm thiên giám, Quốc tử giám, Quốc sư quán, Vũ khố…

- Bộ máy hành chính địa phương: Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc (phụ trách 2 - 3 tỉnh và chuyên trách 1 tỉnh) và Tuần phủ (dưới Tổng đốc chỉ phụ trách 1 tỉnh). Giúp việc có Bố chánh sứ ti lo về thuế khóa, hộ khẩu, hành chính; Án sát sứ ti lo về an ninh, luật pháp. Phụ trách quân sự có chức lãnh binh. Tất cả các quan chức đứng đầu tỉnh đều do chính quyền trung ương bổ nhiệm. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng và xã. Quan chức của triều đình chỉ phân ra tới phủ, huyện. Từ tổng trở xuống thuộc về quyền tự trị của người dân, tức là người dân tự lựa chọn lấy người của mình mà cử ra quản trị mọi việc tại địa phương. Tổng gồm có vài làng hay xã, có một Cai tổng và một phó do Hội đồng kỳ dịch của các làng cử ra quản lý thuế khóa, đê điều và trị an trong tổng. Nhìn chung, tổ chức bộ máy hành chính triều Nguyễn được thiết lập và ổn định từ thời vua Minh Mạng, các vua sau này tuy có ít nhiều điều chỉnh, nhưng hầu như cơ cấu tổ chức đó vẫn được giữ nguyên đến hết triều Nguyễn.

- Cải cách quan chế: Cùng với cải cách địa chính các năm 1831 và 1832, vua Minh Mạng cũng tiến hành sửa đổi hệ thống quan chế theo lối nhà Thanh (Trung Quốc). Vua cũng cho định lại các giai chế phẩm trật từ Cửu phẩm đến Nhất phẩm, trong đó mỗi phẩm đều chia ra trật Chánh, Tòng cùng các chức danh tương ứng. Một biện pháp quan trọng là thay thế chức quan Tổng trấn bằng chức Tổng đốc, đặt thêm các chức Tuần phủ, Bố chính sứ ở các tỉnh.

Để kiểm tra công việc tuyển dụng của Bộ Lại là bộ giữ việc quan tước, phong tước, ân ban, thuyên chuyển, xét công, bãi truất, bổ sung quan lại, cung cấp người cho các nha môn, chỉnh đốn việc làm quan để giúp việc chính sự trong nước, vua đặt ra một cơ quan gọi là Lại khoa. Lại khoa có quyền trả lại hoặc bác đi nếu Bộ Lại tuyển người không đúng tiêu chuẩn. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho rằng: “Nhà Nguyễn có nhiều chính sách hay. Chính sách Đình Nghị: Đã đi họp là phải phát biểu ý kiến. Ý kiến trong Đình Nghị phải được ghi chép. Nếu không phát biểu trong kỳ họp trước, kỳ sau sẽ không được đi họp nữa. Hay chủ trương Hầu trị: Người của địa phương không được đứng đầu trong địa phương. Phải đi nơi khác làm quan, khi đến địa phương khác, không được lấy vợ, mua đất ở đó. Giám khảo chấm thi không được tham gia khi có người nhà đi thi, hoặc phải trình báo…” (1).

Một phần của tài liệu KY-YEU-HOI-THAO-KHOA-HOC-12.10.2018 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)