Hình dấu của bộ máy hình pháp và hệ thống giám sát trên Châu bản triều Nguyễn cơ sở pháp lí trong văn bản.

Một phần của tài liệu KY-YEU-HOI-THAO-KHOA-HOC-12.10.2018 (Trang 130 - 135)

III/ DẤU ẤN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

2. Hình dấu của bộ máy hình pháp và hệ thống giám sát trên Châu bản triều Nguyễn cơ sở pháp lí trong văn bản.

triều Nguyễn - cơ sở pháp lí trong văn bản.

Như trên chúng tôi đã trình bày, bộ máy hình pháp và hệ thống giám sát triều Nguyễn gồm các cơ quan chuyên trách Hình bộ, Đại lý tự, Đô sát viện, Tam pháp ty, Lục khoa và 16 đạo. Các cơ quan này đều được cấp bộ ấn triện riêng để hoạt động. Chính những hình dấu đóng trên văn bản của các cơ quan này đã khẳng định quyền hạn và sự tín thực của mình. Hiện nay, Châu bản triều Nguyễn còn lưu nhiều văn bản trong quá trình hoạt động của bộ máy hình pháp và hệ thống giám sát này. Trên các văn bản này thường được đóng dấu nhằm khẳng định sự xác thực, tính pháp lý trong văn bản. Bộ dấu này này được đóng theo nguyên tắc nhất định. Đặc biệt, từ năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), quy định về việc sử dụng dấu này càng chặt chẽ. Về nguyên tắc cơ bản, dấu chính thường được đóng trên dòng đề niên hiệu ở cuối văn bản; dấu kiềm thường đóng ở vị trí giáp trang, những chữ quan trọng và sửa chữa.

Khảo sát Châu bản triều nguyễn, chúng tôi thấy có lưu hình dấu của Tam pháp ty. Ấn lớn hình vuông, bốn chữ Triện Tam pháp ty ấn叁 法 司 印được bố cục làm hai hàng; dấu kiềm khắc ba chữ Tam pháp ty叁 法 司 thành một hàng

ngang.

Hình dấu Tam pháp ty ấn

叁 法司印

Dấu kiềm Tam pháp ty

Do tính chất tồn tại độc lập, có cơ cấu tổ chức và giữ vai trò, trọng trách riêng nên Bộ Hình, Đại lý tự, Đô sát viện đều được ban cấp một bộ ấn kiềm. Trong đó, bộ ấn kiềm của Bộ Hình có sự thay đổi giữa thời Gia Long và Minh Mệnh.

Thời Gia Long, ấn của Bộ Hình khắc chữ Hình bộ đường chi ấn刑 部 堂 之 印, dấu kiềm khắc chữ Khâm ty hình chính欽 司 刑 政. Dấu Hình bộ đường

chi ấn刑 部 堂 之印 hình vuông, có kích thước 9,2 cm x 9,2 cm; dấu Khâm ty hình chính欽司刑 政có kích thước 3 cm x 3 cm, nét khắc mảnh.

Hình dấu Hình bộ đường chi ấn

刑 部堂之印

Dấu kiềm Khâm ty Hình chính

欽司刑政

Sau khi vua Minh Mệnh lên ngôi đã tiến hành cải cách chính quyền trung ương, trong đó có Lục Bộ. Năm Minh Mệnh thứ 8 (1827), tổ chức hàng ngũ lãnh đạo cấp bộ được hoàn thiện, đồng thời cho thay đổi ấn triện để phù hợp với thực tại. Cuối năm 1827, việc thay đổi ấn kiềm và cấp ấn kiềm trong cấp bộ được thực hiện. Những ấn kiềm cũ của bộ được thu hồi, thay vào đó là ấn kiềm mới. Vì vậy, ấn chính của Bộ Hình được đổi thành Hình bộ chi ấn刑 部 之 印, chia làm hai

hàng cân xứng nhau. Ấn kiềm chỉ khắc hai chữ Hình bộ刑 部thay cho dấu kiềm

Khâm ty hình chính欽 司 刑 政. Bộ ấn kiềm này cũng hình vuông nhưng kích

Hình dấuHình bộ chi ấn刑部之印 Hình dấuHình bộ刑

Hệ thống Lục Bộ nói chung và Bộ Hình nói riêng, ngoài bộ ấn kiềm còn được ban thêm một ấn dùng khi đi tuần hạnh theo vua. Ấn này hình vuông, khắc bốn chữ Hình bộ hành ấn刑 部 行 印, chia làm hai hàng, nét khắc dễ đọc, kích thước là 4,3 cm x 4,3 cm. Trên Châu bản triều Nguyễn, hình dấu này xuất hiện nhiều vào đời vua Thiệu Trị và đóng trên chữ (mỗ) nguyệt của dòng niên hiệu.

Hình dấuHình bộ hành ấn刑部 行印

Bên cạnh Bộ Hình, Đại lý tự được ban một bộ ấn kiềm sử dụng đóng trên tấu, sớ, công văn của cơ quan mình. Ấn lớn hình vuông, kích thước 7 cm x 7 cm, bốn chữ Triện Đại lý tự ấn大理寺 印 chia làm hai hàng; dấu kiềm khắc hai chữ Triện Đại lý 大理 có kích thước 2,3 cm x 2,7 cm.

Hình dấu Đại lý tự ấn大 理寺印 Dấu kiềm Đại lý大

Ngoài ra, khi khảo sát Châu bản triều Nguyễn chúng tôi thấy từ Đô sát viện xuống tới Lục khoa và Giám sát ngự sử 16 đạo đều được ban cấp ấn riêng để dùng. Trong đó, ấn của Đô sát viện hình vuông, kích thước 8,2 cm x 8,2 cm, khắc bốn chữ Triện Đô sát viện ấn都察院 印.

Hình dấu Đô sát viện ấn都察 院印

Cũng trên châu bản chúng tôi thấy ấn của Đô sát viện có sự thay đổi vào cuối triều Nguyễn. Trên châu bản triều Bảo Đại có lưu hình dấu Đô sát viện ấn都 察院印, tuy dấu này cũng hình vuông nhưng kích thước nhỏ hơn, chỉ có 7,7 cm

x 7,7 cm, nét khắc trong dấu thiếu độ sắc và thô hơn. Đóng cùng với dấu Đô sát viện ấn都察院印trên châu bản triều Bảo Đại là dấu kiềm hình vuông khắc chữ

Hình dấu Đô sát viện ấn都察 院印 Hình dấu Đô sát都察

Nhìn chung ấn của Viện Đô sát có kích thước lớn hơn so với dấu ấn của Lục khoa và Giám sát ngự sử 16 đạo. Ấn dấu của Lục khoa và Giám sát ngự sử 16 đạo có chung một kích thước là 7 cm x 7 cm. Dấu của Lục khoa khắc bảy chữ Triện (mỗ) khoa cấp sự trung chi ấn (某) 科給 事中 之印, nét khắc của các ấn này tương đồng và bố cục giống nhau, được chia làm ba hàng, hàng giữa có ba chữ nên mỗi chữ đều ngắn hơn chữ hàng bên cho cân đối.

Hình dấuBinh khoa cấp sự trung chi ấn兵科給事 中之印

Hình dấuLại khoa cấp sự trung chi ấn 吏科 給事中之 印

Dấu của Giám sát ngự sử 16 đạo được khắc bảy chữ Triện (mỗ) đạo ngự sử chi ấn (某) 道御 史之印. Dấu hình vuông, bố cục chia làm ba hàng, hàng giữa

ba chữ, hai hàng bên mỗi hàng hai chữ. Duy có đạo Sơn Hưng Tuyên khắc tám chữ Sơn Hưng Tuyên đạo ngự sử chi ấn山 興 宣 道 御 史 之 印nên bố cục bên

trong có sự thay đổi. Dấu vẫn chia làm ba hàng nhưng hàng giữa chỉ có hai chữ, hai hàng bên mỗi hàng ba chữ.

Hình dấu Nam Ngãi đạo ngự sử chi ấn南義 道御史之 印

Hình dấu Sơn Hưng Tuyên đạo ngự sử chi ấn. 山興宣道御史之印

Có thể nói, các hình dấu trên văn bản của các cơ quan hình pháp và hệ thống giám sát này có ý nghĩa và vai trò quan trọng. Sự có mặt của các hình dấu này là cơ sở để khẳng định sự tín thực, pháp lý của văn bản làm tăng độ tin cậy về những thông tin trong đó.

Một phần của tài liệu KY-YEU-HOI-THAO-KHOA-HOC-12.10.2018 (Trang 130 - 135)