Nội các triều Nguyễn: Hội điển, tập XV, sdd, trang

Một phần của tài liệu KY-YEU-HOI-THAO-KHOA-HOC-12.10.2018 (Trang 95 - 96)

- “Những người được dự phái đến làm việc ở trường thi, nếu có anh em thúc bá ruột hay chỗ cậu, cháu dự thi thì cho phép được hồi tỵ Còn những điều

67 Nội các triều Nguyễn: Hội điển, tập XV, sdd, trang

68 Theo Hội điển, tập XIV, sdd, trang 48

cứu về vấn đề này đều khẳng định: các vua triều Nguyễn (đặc biệt là vua Minh Mệnh) đã có nhận thức rất rõ về giá trị và sự cần thiết của việc lưu trữ văn bản, giấy tờ nói chung và văn thư hành chính nói riêng, đồng thời có những chế độ rõ rằng về việc lưu trữ văn thư hành chính. Điều này được thể hiện qua việc triều Nguyễn thiết lập các cơ quan có chức năng lưu trữ tài liệu; xây dựng các kho lưu trữ và đặt ra các chế độ về lựa chọn, phân loại, sắp xếp và bảo quản tài liệu, trong đó chủ yếu là các văn bản hành chính. Nhờ vậy, hoạt động lưu trữ trong thời Nguyễn đã đạt được những thành tựu vượt trội so với các triều đại trước và Minh Mệnh được đánh giá là người có công khai sáng, thiết lập và đặt nền móng cho chế độ lưu trữ cơ bản đầu tiên của Việt Nam.

Trong tấm bia đá có tên là “Tàng thư lâu ký”, hiện còn ghi lại ý chỉ của vua Minh Mệnh, đại ý: Sở dĩ sổ sách của nước nhà để lại được phép tắc cho đến ngày nay là nhờ có kho cất giữ chung ở một nơi cẩn thận, tránh xa nước và lửa để có thể truyền lại lâu đời về sau, hầu làm khuôn phép đời đời… Nay vua hạ lệnh cho tòa nhà này để làm nơi tàng trữ sổ sách, cho nên kính cẩn đặt tên là Tàng thư lâu70. Có thể nói, những chế độ chặt chẽ trên đã giúp triều Nguyễn lưu trữ và để lại cho đời nay một khối lượng lớn các tài liệu, văn thư hành chính có giá trị, đó là khối tài liệu Châu bản triều Nguyễn (Di sản tư liệu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Hà Nội).

Một phần của tài liệu KY-YEU-HOI-THAO-KHOA-HOC-12.10.2018 (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)