KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI MÔ HÌNH “PHI ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH” TẠI TỈNH ĐỒNG NA

Một phần của tài liệu KY-YEU-HOI-THAO-KHOA-HOC-12.10.2018 (Trang 147 - 149)

IV. Kiến nghị, đề xuất

KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI MÔ HÌNH “PHI ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH” TẠI TỈNH ĐỒNG NA

TẠI TỈNH ĐỒNG NAI

Sở Nội vụ tỉnh Đồng Nai

Ngày 15/5/2017, tỉnh Đồng Nai thành lập và chính thức đưa vào hoạt động Trung tâm Phục vụ Hành chính công với mục tiêu không chỉ là Bộ phận Một cửa tập trung của các Sở, ban ngành, cơ quan ngành dọc để tiếp nhận hồ sơ - trả kết quả thủ tục hành chính cho người dân; mà quan trọng hơn là một nơi để thúc đẩy triển khai các giải pháp cải tiến và thay đổi tích cực trải nghiệm của người dân, doanh nghiệp về chất lượng dịch vụ hành chính công. Trong đó, tiêu biểu là:

- Chuyển dịch dần từ hình thức trung tâm cố định, truyền thống sang một trung tâm số trên nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu; giảm thiểu chi phí xây dựng, vận hành cố định và tinh gọn bộ máy nhân sự;

- Cải tiến các quy trình, phương thức vận hành phối hợp giữa các cơ quan của bộ máy hành chính nhà nước để tạo ra các dịch vụ dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn cho người dân, doanh nghiệp;

- Gia tăng các kênh để tiếp cận dịch vụ, các loại hình dịch vụ được cung cấp tại Trung tâm Hành chính công, qua đó giảm thiểu chi phí tiếp cận và chờ đợi cho người dân, doanh nghiệp;

- Lấy người dân làm trung tâm để nghiên cứu, thiết kế các dịch vụ công, quy trình cung cấp và nâng cấp dịch vụ theo hướng tiện lợi nhất cho người dân. Mô hình “Phi địa giới hành chính” trong giải quyết thủ tục hành chính là một sản phẩm cụ thể của các mục tiêu giải pháp cải cách hành chính trên.

Trước đây, khi làm các thủ tục hành chính về đo vẽ, chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Bộ phận Một cửa các huyện, người dân chỉ có duy nhất một điểm nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận Một cửa của thành phố và các huyện. Đơn cử như: Bộ phận Một cửa thành phố Biên Hoà, trung bình một tháng tiếp nhận

hơn 3.000 hồ sơ thủ tục đất đai, trong đó, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất chiếm khoảng 50%. Việc này đã tạo ra áp lực lớn về cơ sở vật chất, nhân lực đối với bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của thành phố; người dân các phường, xã cách xa “Một cửa” thành phố và trung tâm huyện phải di chuyển xa.

Từ tháng 7/2017, tỉnh đã quyết định thử nghiệm mô hình "Phi địa giới hành chính" trong giải quyết một số thủ tục hành chính có số lượng giao dịch lớn là đăng ký thế chấp, đo vẽ và chỉnh lý biến động quyền sử dụng đất. Theo đó, người dân có nhiều lựa chọn địa điểm nộp hồ sơ: tại Một cửa thành phố Biên Hòa hoặc tại Trung tâm Hành chính công; bất cứ nơi nào người dân cảm thấy tiện lợi và hài lòng về chất lượng phục vụ nhất và thời gian giải quyết vẫn đảm bảo theo đúng quy định.

Việc áp dụng mô hình "Phi địa giới hành chính" trong lĩnh vực đất đai đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ người dân: người dân có thể lựa chọn nơi cung cấp dịch vụ tốt nhất, tạo được sự hài lòng cao nhất về cơ sở vật chất, trách nhiệm hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ; đồng thời không phải đi lại nhiều nơi, tiết kiệm thời gian đi lại và chờ đợi cho người dân, doanh nghiệp khi người dân có thể lựa chọn địa điểm thuận tiện cho mình hơn. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả triển khai thí điểm, tỉnh đã quyết định mở rộng áp dụng mô hình cho các huyện khác và đối với các thủ tục khác thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, y tế, tư pháp.

Sự thành công của mô hình “Phi địa giới hành chính” phải dựa trên 3 yếu tố nền tảng:

1. Quản lý, giám sát việc tiếp nhận hồ sơ - giải quyết thủ tục hành chính qua phần mềm một cửa điện tử

Từ năm 2013, tỉnh Đồng Nai xây dựng và áp dụng quản lý toàn bộ hồ sơ thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa các cấp qua phần mềm Một cửa điện tử thông suốt 3 cấp: tỉnh - huyện - xã. Đây không chỉ là giải pháp để đảm bảo tính chuyên nghiệp, giám sát chặt chẽ trách nhiệm của từng công chức trong việc thông tin và giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp; mà đây

còn là nền tảng để tỉnh Đồng Nai triển khai kết nối, chia sẻ thông tin, luân chuyển hồ sơ điện tử giữa các cơ quan, đơn vị một cách nhanh chóng; nhất là đối với việc liên thông từ cấp xã đến huyện và tỉnh; liên thông giữa các sở, ban ngành.

Như vậy, thông qua phần mêm Một cửa điện tử, hồ sơ nộp ở Bộ phận Một cửa bất kì địa phương nào cũng có thể được luân chuyển về đúng cơ quan có thẩm quyền xử lý và phát trả cho người dân.

Một phần của tài liệu KY-YEU-HOI-THAO-KHOA-HOC-12.10.2018 (Trang 147 - 149)