Nội Các triều Nguyễn (93),Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Nxb Thuận Hóa, tập3, trang 391.

Một phần của tài liệu KY-YEU-HOI-THAO-KHOA-HOC-12.10.2018 (Trang 62 - 65)

đạo hành chính có bản lĩnh và quyết đoán, mạnh dạn, táo bạo và kiên quyết thực hiện nghiêm luật pháp đối với bộ máy quan lại đương thời. Những điều trong luật hồi tị đã thể hiện thái độ nghiêm khắc, kiên quyết của nhà vua trong công tác quản lý đội ngũ quan lại, đặc biệt là trước những hiện tượng hoặc những nguy cơ xảy ra tiêu cực.

Năm Minh Mệnh (1831) quy định:

Viện Thái Y có những người thân thuộc cùng thuộc một nha, viện ấy chuyên giữ việc phương thuốc, chẳng phải ví như nha khác, đều vẫn để chức dịch cũ không cần hồi tị. Trước đây các thông phán, kinh lịch ở các trấn, phần nhiều lấy người trong hạt sung bổ, khó khỏi có tình riêng với hương ty sẵn cớ làm tệ. Vậy nay cho phàm những người làm thông phán, kich lịch ở hạt mình đều đổi đi hạt khác”21.

Như vậy, cùng với các chính sách đào tạo, đãi ngộ và sử dụng nhân tài, trong chế độ quân chủ phong kiến, các quan chức đương thời được tuyển dụng, bố trí và quản lý theo một luật lệ hết sức nghiêm ngặt, kể cả đối với đối tượng là thầy thuốc. Thực tiễn lịch sử cho thấy hồi tị là một chủ trương, đường lối, chính sách đắc lực và quan trọng giúp các vị quân chủ phong kiến có thể quản lý và khống chế đội ngũ quan lại cấu kết, ngăn ngừa sự lạm dụng chức quyền, địa vị để kết bè kéo cánh, âm mưu chống lại triều đình. Chính sách hồi tị cũng còn là chế độ phòng ngừa, giám sát và quản lý nghiêm ngặt các quan lại nhằm ngăn chặn, hạn chế nạn tham nhũng, quan liêu, cát cứ, chạy theo lợi ích cục bộ, địa phương.

Năm Minh Mệnh thứ 15 (1834) quy định:

“Những chức tri sự, lại mục phủ, huyện ở các tỉnh từ trước đặt bổ còn có người cùng hạt một nha xin đều do quan tỉnh ấy thẩm tra đổi đi nơi khác. Nhưng lũ tri sự, lại mục ở phủ, huyện các địa phương, trước đình thần đã bàn xin, hoặc có người cùng hạt, thì đều tra hạch đổi bổ đã chuẩn cho thi hành. Nay nghĩ tất cả

các địa phương cũng có người cùng hạt, đều tra hạch đổi bổ đã chuẩn cho thi hành. Nay nghĩ tất cả các địa phương cũng có người cùng hạt, duy có 1 phủ ấy, nếu lấy là quê quán ở cùng 1 phủ đều bắt hồi tị cả, thì sẽ không có chỗ thiếu để đổi đi. Vậy lại chuẩn định, phàm các địa phương tỉnh nào từ 2 phủ trở lên, thì những trị sự, lại mục thuộc phủ vẫn xét quê quán đổi bổ, duy tỉnh nào có 1 phủ thì những tri sự, lại mục trừ người nào quê ở huyện mà phủ ấy kiêm lý thì đổi bổ ngay, nếu chỉ là quê ở thuộc huyện thì vẫn cho ở cùng chức như cũ cho giản tiện, không cần đổi đi nơi khác. Sau có chỗ khuyết cũng cho theo đó mà làm”.22

Quy định này cho thấy luật Hồi tị đã có những quy định rất rõ ràng trong thuyên chuyển các vị trí, tránh tình trạng chỗ thừa và chỗ thiếu quá nhiều. Đây cũng là mặt tiến bộ trong việc điều chuyển các quan cùng hạt, đảm bảo tính minh bạch trong quản lý.

Năm Minh Mệnh 18 (1837) lại quy định:

Quan lại ở dịch, phủ, huyện, nên do các tổng đốc, tuần phủ, bố án, án các tỉnh hội đồng tra xét. Những lại mục, thông lại các nha thuộc hạt, phủ, ba năm trở lên, thì chuyển bổ đi nha khác ngay, ai là quê ở cùng phủ, huyện cũng cho chuyển bổ ngay, đều do quan tỉnh cấp bằng việc cho đỡ phiền phức”.23

Luật Hồi tị thể hiện chính sách chủ động phòng ngừa tiêu cực trong bộ máy quan liêu ngay từ khâu bổ dụng đội ngũ quan lại của triều Nguyễn. Trong thực tế, bộ máy quan lại hành chính có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực thi các chính sách của chính quyền trung ương tập quyền, vì vậy, cùng với các chính sách đào tạo, sử dụng nhân tài, các biện pháp đãi ngộ vật chất, đãi ngộ tinh thần, triều Nguyễn còn có những biện pháp chủ động phòng ngừa một cách nghiêm ngặt đối với nguy cơ tiêu cực. Chính sách hồi tị chính là triết lý sâu sắc của cha ông ta trong việc đánh giá những nguy cơ tiềm ẩn từ tính cách dân tộc, truyền thống văn

22Nội Các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Nxb Thuận Hóa, tập 3, trang 391.

hoá, lối sống để thực hiện việc chủ động phòng ngừa ngay từ khâu bổ dụng đội ngũ quan lại.

Năm Minh Mệnh thứ 18 quy định:

“Đình thần chọn cử Nguyễn Song Thanh là lang trung làm biện lý bộ vụ thăng thự bố chính sứ Định Tường, sớ dâng lên đã phê là đang nhận, lại nghĩ viên ấy lúc tuổi trẻ đã từng đi học ở Nam Kỳ lâu ngày quen biết cũng nhiều nay nếu bổ làm chức tư mục (quan cai trị) ở đấy thực thấy chẳng tiện. Vậy chức bố chính Định Tường còn khuyết cho lấy thự bố chính Bình Định là Hà Đăng Khoa bổ thụ ngay. Nay viên ấy hiện sung làm phó chủ khảo trường thi Gia Định, cho đợi việc trường thi xong tức thì đến nhận chức mới mà làm việc. Còn Nguyễn Song Thanh cho đổi làm thự bố chính sứ Bình Định cho hợp sự thể, và bố, án đều làm quan to 1 địa phương, chức dùng quan hệ chẳng phải là nhỏ. Từ này phàm đình thần có cử người nào trừ ngoại lệ ở chính quán nên phải hồi tị, còn người tuy không phải là chính quê mà có nơi ở ngụ hoặc làng mẹ, làng vợ, cùng nơi du học lúc trẻ tuổi, có một trong những điều ấy tức phải bày tỏ rõ ràng tâu lên đợi Chỉ, không nên hàm bổ như trước”24.

Luật Hồi tị dưới thời vua Minh Mệnh thể hiện rất chặt chẽ và nghiêm khắc, các trường hợp như trong luật quy định thì đều phải khai báo để chuyển đổi vị trí làm việc. Nếu phạm các điều khoản trong luật hồi tị sẽ bị trừng phạt rất nặng.

Luật Hồi tị được áp dụng nghiêm ngặt trong các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình. Dựa trên các điều luật Hồi tị để đình chỉ hay chuyển đổi đi nơi khác để coi thi. Mục đích để đảm bảo kỳ thi được nghiêm túc, chống gian lận trong thi cử, tạo sự công bằng giữa các thí sinh và đảm bảo việc tuyển nhân tài được chất lượng tốt.

Vua Thiệu Trị vẫn kế tục thực hành nghiêm luật Hồi tị của vua cha. Năm Thiệu Trị thứ 2 (1842) có trình báo như sau: “Nguyễn Đăng Giai, thự tổng đốc

Một phần của tài liệu KY-YEU-HOI-THAO-KHOA-HOC-12.10.2018 (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)