“ Về sau là các nha môn lớn nhỏ ở trong Kinh và ngoài các tỉnh, nếu trong mỗi nha mà có thân thuộc phải để tang từ 3 tháng trở lên, cùng là những nha có tình thông gia, về bên gái có bố mẹ chồng, về bên trai có bố vợ, cùng là anh chị em vợ, hễ tương đối có tình thân hậu như thế đều cho hồi tị. còn không phải là họ hàng xa, họ hàng với vợ chẳng có thân thiết cùng quyến thuộc với thông gia hay anh em nhà vợ lẽ, và cùng quê cùng quán thì tuy cùng thuộc 1 nha cũng cho miễn hồi tị. Còn như 2 ty phiên, niết ở các trực tỉnh đều có chuyên trách, tựu trung 2 ty phiên, niết ở các trực tỉnh đều có chuyên trách, tựu trung 2 ty ấn ấy quan và tá lại mọi người mọi việc phần nhiều có tương quan, nếu thuộc vào những loại trên nên cho hồi tị”27.
Ngay tại Khâm Thiên Giám, một cơ quan nhỏ chuyên lo về khí tượng, thời tiết, xem ngày tốt xấu cũng được quy định rất cụ thể:
“Những nhân viên ở giám hoặc có bố, con, thầy trò, anh em ruột, anh em con chú bác cùng làm ở một nha xin bắt hồi tị, nha giám ấy chuyên giữ việc lại tượng thời lệnh, phép xem lại phải có người truyền thụ, không phải ví như các nha, đều cho miễn hồi tị cũng nên giữ công bằng, không được vì thân thuộc đều không thông kỹ thuật mà cũng tiến cử tràn lan, thì lỗi không nhỏ”28.
Nhưng quy định chặt chẽ được áp dụng cho mọi cơ quan, không kể lớn nhỏ, ngay trong một nha nếu có quan hệ tình nghĩa thầy trò thân thiết thì đều cho hồi tị.
Năm 1845, ở tỉnh Quảng Ngãi có Đặng Kham cùng với viên đốc học tỉnh ấy là Trần Văn Vy là thông gia, nhưng chưa áp dụng hồi tị. Sau triều đình điều Trần Văn Vy cho đổi đi làm đốc học Hà Tĩnh và phạt bổng 3 tháng đối với cả hai vị này. Như vậy, luật Hồi tị được thực hiện rất nghiêm và bị hình phạt rất rõ ràng tùy theo những điều luật mà thực thi.