Luật Hồi tị dưới triều vua Minh Mệnh

Một phần của tài liệu KY-YEU-HOI-THAO-KHOA-HOC-12.10.2018 (Trang 60 - 62)

Trải qua nhiều thăng trầm biến cố lịch sử, khi triều Nguyễn thống nhất đất nước và xác lập chủ quyền, luật pháp đã được xây dựng và ngày càng hoàn thiện. Hoàng đế Minh Mệnh, vị vua thứ hai của triều Nguyễn- người được các sử gia đánh giá là năng động và quyết đoán, đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao trong suốt 21 năm trị vị đất nước (1820-1841). Cảm thấy nhức nhối trước thực trạng “các chức thông phán, kịch liệt phần nhiều là người địa phương. Do đó, vì tình riêng làng nước, khó lòng khỏi sự tư túi sinh ra nhiều tệ hại”, kế thừa tư tưởng và những kinh nghiệm quý báu của vua Lê Thánh Tông, vua Minh Mệnh đã ban hành những quy định mang tính luật hóa vào chính sách Hồi tị vào năm 1822 và liên tục bổ sung vào các năm tiếp theo với phạm vi, đối tượng áp dụng mở rộng hơn, các quy định nghiêm ngặt hơn so với thời vua Lê Thánh Tông, tiêu biểu là:

+ Quan lại không được tậu đất, vườn, ruộng, nhà tại nơi cai quản, không được lấy người cùng quê làm người giúp việc. Người có quan hệ thầy trò, bạn bè không được làm việc tại cùng một công sở.

+ Các lại dịch nha môn, các bộ ở kinh đô và các tỉnh là con, anh em ruột, anh em con chú, con bác với nhau thì phải tách ra, đổi bổ đi nơi khác.

+ Các quan lại không được làm quan ở nơi trú quán (nơi ở một thời gian lâu), ở quê vợ, quê mẹ mình, thậm chí cả nơi học tập lúc nhỏ hoặc lúc trẻ tuổi.

+ Các lại mục, thông lại cũng không được làm việc ở phủ huyện là quê hương mình.

+ Các lại mục, thông lại các nha thuộc các phủ huyện là người cùng làng cũng phải chuyển bổ đi nơi khác.

+ Các quan viên từ Tham biện trở lên ở các trấn, tỉnh về kinh đô chầu được dự đình nghị, song khi trong các cuộc họp có bàn việc liên quan đến địa phương mà mình nhậm trị thì không được vào dự.

+ Các khảo quan (coi thi, chấm thi) có người thân thích dự thi ở trường mình thì phải báo lên cấp trên để tránh đi. Nếu cố tình không khai báo sẽ bị trọng tội vì cố ý làm trái.

+ Các quan thanh tra, xét xử thấy trong vụ án, vụ điều tra có người thân quen của mình (bà con nội, ngoại, bạn thân…) đều phải khai báo và hồi tị ngay.

+ Cấm quan đầu tỉnh lấy vợ trong trị hạt vì sợ gia đình vợ nhũng nhiễu; cấm các quan tậu ruộng vườn, nhà cửa trong trị hạt vì sợ quan hiếp dân để được mua rẻ; cấm tư giao với đàn bà con gái trong trị hạt; cấm các quan lại đã về hưu quay lại cửa công để cầu cạnh…

Luật "hồi tị" cũng được áp dụng nghiêm ngặt trong các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình. Như vậy, cùng với các chính sách đào tạo, đãi ngộ và sử dụng nhân tài, trong chế độ quân chủ phong kiến, các quan chức đương thời được tuyển dụng, bố trí và quản lý theo một luật lệ hết sức nghiêm ngặt. Thực tiễn lịch sử cho thấy hồi tị là một chủ trương, đường lối, chính sách đắc lực và quan trọng giúp các vị quân chủ phong kiến có thể quản lý và khống chế đội ngũ quan lại cấu kết, ngăn ngừa sự lạm dụng chức quyền, địa vị để kết bè kéo cánh, âm mưu chống lại triều đình. Chính sách hồi tị cũng còn là chế độ phòng ngừa, giám sát và quản lý nghiêm ngặt các quan lại nhằm ngăn chặn, hạn chế nạn tham nhũng, quan liêu, cát cứ, chạy theo lợi ích cục bộ, địa phương. Dưới thời vua Minh Mệnh luật Hồi tị được áp dụng rất nghiêm ngặt và rộng rãi đến các địa phương, kèm theo những hình thức xử phạt nghiêm minh. Nhà vua còn cho bổ sung thêm những quy định chặt chẽ hơn lien quan đến hồi tị đối với quan lại tham dự họp ở đinh đô.

Từ này về sau phàm quan viên ở các thành, doanh, trấn về Kinh vào chầu, thì chuẩn cho từ tham biện trở lên được dự đình nghị, nếu trong khi đang bàn gặp có việc can thiệp đến hạt ấy theo lễ trên nên tránh mặt thì cũng cho tránh mặt”17.

Các quan viên từ Tham biện trở lên ở các trấn, tỉnh về kinh đô chầu được dự đình nghị, song khi trong các cuộc họp có bàn việc liên quan đến địa phương mà mình nhậm trị thì không được vào dự. Quy định những thông tin gì liên quan đến hạt phải lánh xa, không được can thiệp vào làm ảnh hưởng không tốt đến suy nghĩ của hạt đó. Điều luật này nhằm thể hiện tính công minh, không kết bè phái, và tự do ngôn luận.

Minh Mệnh thứ 4 (1823) quy định:

Từ nay các quan viên mọi thành, doanh, trấn được dự đình nghị nếu trong khi hội bàn gặp có việc can thiệp đến nha môn ấy mà lẽ nên hồi tị thì cũng cho hồi tị”18.

Năm Minh Mệnh thứ 6 (1825) lại có chỉ:

Từ nay gặp có công việc án giao bộ (Lại) tra bàn, nếu người bị phân xử hiện là quan trên ở trong bộ thì cho hồi tị, nếu là quan trên cũ không cần phải hồi tị”19.

Đến năm Minh Mệnh thứ 11 (1830), triều đình có thêm quy định:

Các lại dịch thuộc bộ, hễ có bố, con cùng anh em ruột, anh em chú bác cùng làm ở 1 bộ, đều cho trích ra đổi bổ đi nha môn khác. Lại các nha môn trong Kinh và ngoài các tỉnh phàm có việc giống như thế đều nên cứ thực tâu rõ không nên vì tình riêng mà che chở”20.

Vua Minh Mệnh với chính sách hồi tị đã thể hiện ông không chỉ là vị minh quân coi trọng hiền tài mà còn là nhân tài xuất chúng về mặt trí tuệ, là nhà lãnh

Một phần của tài liệu KY-YEU-HOI-THAO-KHOA-HOC-12.10.2018 (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)