Những bài học Hồi tỵ trong việc dụng nhân trong công tác cán bộ hiện nay

Một phần của tài liệu KY-YEU-HOI-THAO-KHOA-HOC-12.10.2018 (Trang 83 - 86)

- “Những người được dự phái đến làm việc ở trường thi, nếu có anh em thúc bá ruột hay chỗ cậu, cháu dự thi thì cho phép được hồi tỵ Còn những điều

4. Những bài học Hồi tỵ trong việc dụng nhân trong công tác cán bộ hiện nay

hiện nay

Tại phiên họp sáng 28/10/2016, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XIV, bà Lê Thị Nga - Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội khi trình bày Báo cáo thẩm tra về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2016 cho biết, Ủy ban tư pháp của Quốc hội đề nghị tổ chức nghiên cứu, áp dụng Luật Hồi tỵ đã từng thực hiện trong

lịch sử của dân tộc50. Các nội dung chính Luật/lệ Hồi tỵ còn nguyên giá trị có thể áp dụng cho ngày nay:

- Người có quan hệ thầy trò, bạn bè không được làm việc tại cùng một công sở;

- Lại dịch nha môn, các bộ ở kinh đô và các tỉnh là con, anh em ruột, anh em con chú, con bác với nhau thì phải tách ra, đổi bổ đi nơi khác;

- Quan lại không được làm quan ở nơi trú quán (hoặc nơi đã cư trú lâu năm), ở quê vợ, quê mẹ mình, thậm chí cả nơi học tập lúc nhỏ hoặc lúc trẻ tuổi;

- Các lại mục, thông lại cũng không được làm việc ở phủ huyện là quê hương mình; nếu là người cùng làng cũng phải chuyển bổ đi nơi khác;

- Quan từ Tham biện trở lên ở các trấn, tỉnh về kinh đô chầu được dự đình nghị, song khi trong các cuộc họp có bàn việc liên quan đến địa phương mà mình trị nhậm thì không được vào dự;

- Khảo quan có người thân thích dự thi ở trường mình thì phải báo lên cấp trên để tránh đi;

- Quan thanh tra, xét xử có người thân quen (bà con nội, ngoại, bạn thân…) đều phải khai báo và hồi tỵ;

- Cấm quan đầu tỉnh làm các việc sau trong trị hạt: lấy vợ; tậu ruộng vườn, nhà cửa; cấm tư giao với đàn bà con gái; cấm các quan lại đã về hưu quay lại cửa công để cầu cạnh…

***

Nhớ đến lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Dùng người như dùng gỗ, người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong đều tùy chỗ mà dùng được"51, qua những nội dung từ Châu bản như trên lại càng thấy hết những giá trị của triết lý dụng nhân mà các vua triều Nguyễn đã áp dụng trong lĩnh vực quan chế. Những

50 kiemsat.vn/uy-ban-tu-phap-quoc-hoi-de-nghi-nghien-cuu-ap-dung-luat-ve-hoi-ty-trong-lich-su-

43881.html

minh chứng kể trên đã cho thấy giá trị đích thực của Châu bản triều Nguyễn - một Di sản tư liệu mang tầm thế giới./.

CẢI CÁCH CHẾ ĐỘ VĂN THƯ HÀNH CHÍNH TRIỀU NGUYỄN BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH HIỆN NAY BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH HIỆN NAY

PGS.TS Vũ Thị Phụng Đại học Quốc gia Hà Nội

Văn thư là từ gốc Hán, dùng để chỉ chung các loại văn bản, bao gồm cả văn bản do cá nhân, gia đình, dòng họ lập ra (như đơn từ, di chúc...) và văn bản do các cơ quan nhà nước ban hành52. Hành chính là những quy định mang tính chuẩn mực, thường được dùng trong hoạt động quản lý nhà nước. Văn thư hành chính

là thuật ngữ để chỉ các loại văn bản do cơ quan nhà nước ban hành và những chế độ, quy định liên quan đến quá trình tạo lập, chuyển giao, quản lý những văn bản đó.

Từ định nghĩa trên, có thể thấy, văn thư hành chính (VTHC) là vấn đề cần được các nhà nước quan tâm, vì văn bản là công cụ, phương tiện giúp các cơ quan nhà nước ghi lại, truyền đạt thông tin, mệnh lệnh từ cấp trên xuống cấp dưới và ngược lại; đồng thời là minh chứng cho những hoạt động, công việc đã diễn ra, đã thực hiện, đã hoàn thành. Nhìn lại suốt chiều dài lịch sử, có thể thấy, ngay từ thời phong kiến, các vương triều đã đặt ra nhiều chế độ, quy định về vấn đề này53. Tuy nhiên, phải đến Triều Nguyễn (1802 -1945), những vấn đề về văn thư hành chính mới được quan tâm đầy đủ và có nhiều quy định chặt chẽ. Trong bài viết này, chúng tôi xin khái quát những cải cách cơ bản về văn thư hành chính của vương triều Nguyễn và những giá trị tham khảo cho công cuộc cải cách hành chính hiện nay.

Một phần của tài liệu KY-YEU-HOI-THAO-KHOA-HOC-12.10.2018 (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)