- “Những người được dự phái đến làm việc ở trường thi, nếu có anh em thúc bá ruột hay chỗ cậu, cháu dự thi thì cho phép được hồi tỵ Còn những điều
65 Xem thêm Xem thêmVũ Thị Phụng (2005), sdd, trang
trượng (dùng cho chạy ngựa), về việc đóng dấu xác nhận khi qua các trạm, về việc bảo mật đối với các văn thư được chuyển…
Về thời hạn chuyển công văn, triều Nguyễn quy định 3 mức: tối khẩn, khẩn vừa và đi thường. Căn cứ vào đó, nhà nước quy định thời hạn cụ thể cho từng chặng. Nếu các phu trạm chuyển văn thư hành chính đến trước hạn sẽ được thưởng, nếu trễ hạn sẽ bị xử phạt nặng.
Ví dụ: Theo lệnh chuẩn y từ năm Minh Mệnh thứ nhất (1820), văn thư được chuyển từ kinh đô Huế đến Hà Nội là 4 ngày 6 giời (tối khẩn), 5 ngày 3 giờ (khẩn vừa), 6 ngày 7 giờ (đi thường). Nếu phu trạm chuyển đến đúng hạn được thưởng 6 quan tiền, nếu trước hạn thưởng thêm 2 quan. Trong thời gian từ 4 ngày 7 giờ đến tròn 5 ngày mới đến thì không thưởng, không phạt. Nếu 5 ngày 1 giờ mới đến thì phải phạt 30 roi, chậm 1 ngày phạt thêm 20 roi nữa67.
Cùng với việc chuyển giao văn bản trên đây, triều Nguyễn còn có những quy định về trình tự tiếp nhận, thời hạn và trách nhiệm giải quyết văn bản của các cơ quan, chức quan từ trung ương đến địa phương.
Ví dụ: Vào năm Minh Mệnh thứ 14, nhà vua ban Dụ, chỉ rõ rằng: trước đây, do chưa có quy định nên có những công việc dễ làm, các quan cũng cứ một mực dây dưa kéo dài. Vì vậy, nhà vua ra lệnh: sau khi tiếp nhận chương sớ gửi tới, nếu là việc đơn giản thì các nha môn phải trả lời ngay; nếu là việc tuy không khó, nhưng cần tra cứu, thì cho hạn 3 ngày. Nếu là việc có nhiều số liệu, nhiều mục cần tra cứu kỹ thì cho hạn 10 ngày.Trường hợp đã quá hạn mà vẫn chưa xong, lại gặp khó khăn thì phải tâu lên, trình bày rõ lý do và xin gia hạn68.
e/ Quy định về lưu trữ văn thư hành chính
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề Lưu trữ thời Nguyễn nói chung, lưu trữ văn thư hành chính nói riêng69. Hầu hết các nhà nghiên