III/ DẤU ẤN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
87 Minh Mệnh chính yếu, quyển 4, mặt khắ c
5. Áp dụng chế độ “Hồi tỵ”
Hai chữ “Hồi tỵ” khởi nguồn từ sự nghiệp cải cách hành chính quốc gia toàn diện và sâu sắc của vua Lê Thánh Tông - một vị vua anh minh đứng đầu thể chế quân chủ phong kiến.
Dưới triều Nguyễn, đặc biệt là từ triều vua Minh Mệnh trở đi, luật Hồi tỵ được thực hiện một cách triệt để, mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng và bổ sung những quy định mới rất nghiêm ngặt. Năm Canh Dần (1830), vua Minh Mệnh xuống dụ: “Các lại dịch thuộc bộ, hễ có bố, con cùng anh em ruột, anh em chú bác cùng làm ở một bộ, đều cho trích ra, đổi bổ đi nơi khác. Các nha môn trong Kinh và ngoài tỉnh, gặp việc giống như thế, đều cứ thực tâu rõ, không nên vì tình riêng che chở”(88).
Để tránh việc các quan lạm dụng quyền thế, kéo bè kéo cánh bà con nội ngoại, bạn bè thân thuộc để nhũng lạm ức hiếp dân, năm 1831 vua Minh Mệnh tiếp tục cấm các quan không được đứng đầu địa phương mình, mà chuyển sang đứng đầu ở một tỉnh khác. Ngoài ra, luật Hồi tỵ còn được áp dụng rộng rãi trong thi cử, đặc biệt là trong các kỳ thi Hương, thi Hội và thi Đình. Những người được dự phái đến trường thi làm việc, nếu có anh em ruột hay chỗ cậu, cháu đi thi thì cho phép được tránh đi để đảm bảo tính công bằng.
Những quy định trong chế độ “Hồi tỵ” được áp dụng dưới triều vua Minh Mệnh đã góp phần làm cho bộ máy nhà nước được củng cố, tránh được tình trạng cục bộ, bè phái, quan lại câu kết với nhau trong những vấn đề nhạy cảm của nền hành chính, như: tuyển dụng, khen thưởng, đề bạt, thực hiện tham nhũng,...
6. Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng
Trong quá trình cải cách hành chính, vua Minh Mệnh đã kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, coi đó là điều kiện không thể thiếu để cải cách thành công. Xác định tham nhũng là loại tội phạm nghiêm trọng, nguy hiểm, gây tác hại về nhiều mặt cho xã hội nên vị vua thứ hai của triều Nguyễn đã tìm mọi biện pháp để loại bỏ tệ nạn này. Năm Quý Mùi (1823):“Thư lại Nội vụ phủ là Lý