- “Những người được dự phái đến làm việc ở trường thi, nếu có anh em thúc bá ruột hay chỗ cậu, cháu dự thi thì cho phép được hồi tỵ Còn những điều
61 Xem thêmVũ Thị Phụng (2005), sdd, từ trang 150 đến trang
- Minh Mệnh đã từng xử phạt một viên quan ở tỉnh Tuyên Quang do không xem xét kỹ tình hình đã làm bản tâu đề nghị nhà vua giảm thuế63.
Với chính thể quân chủ chuyên chế, hầu hết văn bản do các bộ, nha và địa phương gửi lên đều phải trình nhà vua đọc và phê duyệt. Để thể hiện rõ uy quyền và ý kiến của nhà vua, triều Nguyễn đã có những quy định rất rõ ràng về cách phê duyệt trong văn bản. Qua khảo cứu trên các văn bản hành chính (Châu bản) còn lại, hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I Hà Nội, bút phê của các vua nhà Nguyễn có sáu loại, gồm:
- Châu điểm: là một nét son được các hoàng đế (vua) chấm lên chữ đầu một đoạn văn bản, ý chỉ nhà vua đồng ý với ý kiến đề xuất hoặc nội dung được trình bày trong văn bản.
- Châu phê: là một đoạn từ ngữ, hoặc một câu, hay một đoạn văn gồm vài câu do các vua nhà Nguyễn đương thời viết, chèn vào đầu, giữa, hay cuối các dòng của văn bản gốc (tấu chương) do các cơ quan trong triều soạn thảo, tấu trình. Đoạn phê thể hiện quan điểm của vua, hoặc là ý kiến chỉ đạo của vua đối với các vấn đề được trình bày trong văn bản.
- Châu khuyên: là vòng tròn son được nhà vua khuyên quanh một điều khoản hay một tên người hoặc một vấn đề được nhà vua chuẩn thuận.
- Châu mạt: là nét son được phẩy lên tên người hay vấn đề nào đó, thể hiện sự không chấp thuận của vua.
- Châu sổ: là nét gạch, xóa trên văn bản gốc, chỉ những ý cần phải sửa chữa hoặc không được vua chấp nhận, chuẩn y.
- Châu cải: thường đi kèm với châu sổ, là những từ ngữ, câu cú, hay đoạn văn do vua ngự phê bên cạnh những chữ đã bị châu sổ, nhằm sửa ý tứ hoặc thể hiện quan điểm của vua.