phục được tình trạng cồng kềnh, chồng chéo, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả của tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị; chưa ngăn chặn, đẩy lùi được tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Việc thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị chưa đạt được mục tiêu đề ra”. Bộ máy cồng kềnh không chỉ kém hiệu quả trong điều hành công việc của nhiều cấp, nhất là ở các địa phương mà còn gây bức xúc trong dư luận, người dân bất bình. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương cho biết:“Nhân dân hiện bức xúc, oán thán về chi tiêu cho bộ máy công chức thì nhiều mà hoạt động còn kém hiệu lực, hiệu quả”.
Nhìn lại lịch sử của cha ông, có thể nói bài học về xây dựng một bộ máy hành chính có thể kiểm soát quyền lực chặt chẽ bằng những biện pháp thiết thực trong quá trình hoạt động đối với chúng ta hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. Chính vì không kiểm soát được quyền lực chặt chẽ mà thời gian qua chúng ta đã phải hứng chịu nhiều tai họa, mất mát khi tham nhũng và quyền lợi phe cánh lộng hành trong hàng loạt hoạt động của bộ máy hành chính đương đại.
Bài học thứ hai trong cải cách bộ máy hành chính triều Nguyễn hướng tới là tính hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động của bộ máy hành chính. Vào thời nhà Nguyễn, khái niệm hiệu lực và hiệu quả trong quản lý chưa được nói đến nhưng các công việc mà các vị quân vương sáng suốt cùng với đội ngũ quan lại của triều đại này đã thực hiện trong quá trình cải cách bộ máy hành chính đã cho thấy mục tiêu mà họ hướng tới chính là sự mong muốn có một bộ máy làm việc có hiệu lực và hiệu quả. Tức là một bộ máy nói theo ngôn ngữ hiện đại, có năng lực hoàn thành công việc được giao, thực hiện được chức năng quản lý của mình. Các quyết định do bộ máy đó ban hành được thực hiện nghiêm túc. Quyền hạn được giao đúng và được sử dụng đúng để phục vụ cho công việc chung, không bị lợi dụng để trục lợi. Kết quả hoạt động của bộ máy đó mang lại lợi ích và niềm tin cho mọi người dân chứ không vì một nhóm người nào đó, mang lại sự phát triển bền vững cho đất nước. Những quyết định ban hành sai hoặc không được thực hiện phải có người chịu trách nhiệm, phải tường minh về nguyên nhân, nói theo ngôn ngữ hiện đại là phải có sự giải trình.
Nhiều ví dụ cho thấy, hướng tới mục tiêu đang nói đến, các hoạt động mang tính cải cách dưới triều Nguyễn đều được tính toán khá cụ thể, thiết thực, không chung chung. Điển hình là việc rút gọn các đầu mối điều hành ở trung ương, chia lại địa giới hành chính địa phương như vừa nêu trên đây và xây dựng một cơ chế làm việc hợp lý, phù hợp với từng cấp hành chính trong bộ máy. Để bảo đảm điều hành hiệu quả, trong khi cấp tỉnh được xác lập mới hoàn toàn thì ở cấp dưới đó là phủ và huyện, mô hình truyền thống đã được bảo lưu. Lường trước khả năng “ly tâm”, cát cứ và để đề phòng quyền lực của chính quyền trung ương cũng như
cấp trên không được chấp hành nghiêm chỉnh, vua Minh Mệnh kiên quyết xóa bỏ các chức tước từng được giao cho các viên quan người dân tộc thiểu số làm người đứng đầu các phủ, huyện, châu miền núi tức là các lang, đạo, phìa, tạo. Thay vào đó là các chức danh Tri phủ, Tri huyện, Huyện thừa được triều đình đưa từ dưới xuôi lên. Ngay cả lệ thế tập của các thổ tù người dân tộc, vua Minh Mệnh cũng bãi bỏ vào năm 1829. Chế độ thổ quan thực tế bị bãi bỏ nhưng tính đến truyền thống văn hóa của các dân tộc và tính hiệu quả của việc điều hành, vua Minh Mệnh chủ trương cho phép các thổ quan có từ trước hợp lực với các Tri phủ, Tri huyện mới được triều đình bổ nhiệm để giải quyết công việc. Điều này quả nhiên đã mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho triều đình mà cả cho đất nước vì sự đoàn kết dân tộc có điều kiện để giữ vững. Đến thời Tự Đức thì chế độ bổ nhiệm quan chức của triều đình từ miền xuôi lên cai quản miền ngược bị bãi bỏ.
Triều đình chỉ bổ nhiệm đến cấp phủ, huyện còn cấp xã thì theo Đại Nam Hội điển sự lệ8/, thường do dân chúng bầu lên, trước gọi là Xã trưởng và từ năm 1828 đổi là Lý trưởng. Người muốn dự bầu Lý trưởng phải có tài sản, phải được Chánh tổng giới thiệu, sau khi được dân bầu phải trình lên phủ, huyện để xem xét lại rồi phủ, huyện trình lên tỉnh xét duyệt cấp bằng và cấp dấu (triện). Như vậy, bộ máy hành chính địa phương dưới triều Minh Mệnh từ Trung ương đến cơ sở đã được tổ chức lại gọn nhẹ và có sự liên kết chặt chẽ, có mục tiêu rõ ràng. Dù còn có một số hạn chế, nhưng bộ máy đó đã hoạt động hiệu quả hơn nhiều so với thời kỳ trước đó. Tính hiệu lực trong điều hành cũng được bảo đảm hơn.
Để bảo đảm cho các mệnh lệnh của vua được thi hành nghiêm chỉnh, tức là đảm bảo hiệu lực điều hành được nâng cao, vua Minh Mệnh luôn đòi hỏi mỗi quan lại trong bộ máy hành chính phải hoàn thành nhiệm vụ theo hàm cấp, chức vụ của mình. Vua coi đây là cơ sở để khen thưởng hay xử phạt quan lại, tính lương bổng, thăng quan, biếm tước, thậm chí giáng chức tùy vào kết quả cụ thể mà quan lại đã thực hiện được. Một ví dụ: Khi trùng tu trấn Hải Thành - một thành lũy