Vi chế là trái với lệ định

Một phần của tài liệu KY-YEU-HOI-THAO-KHOA-HOC-12.10.2018 (Trang 68 - 69)

Năm Tự Đức thứ 30 (1877),Viên ngoại lang thuộc Bộ Binh Trần Thọ Bành được sung làm Đồng khảo kỳ thi Hội đã được chuẩn thuận. Nhưng Trần Thọ Bành trình có các con rể là cử nhân Lê Văn Thức và Đào Viết Liêm ứng thí, xin hồi tị

Năm Tự Đức thứ 35(1882), quy định:

“Theo lệ phải hồi tị, người nào như đã phân ty32 cho phép thượng cấp ở đấy chuyển cải. Còn như nha nào chỉ có một ty thì tư cho Bộ Lại để du di bổ đi nơi khác”33.

Sang thời Đồng Khánh, mặc dùn triều Nguyễn đã còn rất ít quyền lực, nhưng quy định về hồi ty vẫn được áp dụng. Năm Đồng Khánh thứ 2 (1887), quy định:

“Từ này về sau, phàm văn võ ấn quan ở trong cùng một vệ, một tỉnh những người nào có quê quán cùng một huyện, thường ngày vốn thân thiết, phải hồi tị. Lại ở cùng một Bộ, một tỉnh mà người cùng một hạt, hoặc cùng làm việc một nơi 4 người mà đến 3 người cùng hạt cùng phải hồi ti. Còn như quê quán mẹ, quê quán vợ thì đến lúc cần cứ thực sự trình rõ, nên giữ lại chức hay nên cải điều xin chờ chỉ. Còn lại xin tuân theo lệ định vào năm Thiệu Trị thứ 4 (1844) mà thi hành cho có quy định thống nhất”34.

Như vậy, trong lịch sử hành chính nhà nước Việt Nam, vua Lê Thánh Tông là vị vua đầu tiên ban hành và thực hiện luật Hồi tị. Đến vua Minh Mệnh, luật Hồi tị được mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng và bổ sung những quy định mới. Luật Hồi tị quy định rất chặt chẽ, những người thân như anh em, cha con, thầy trò, bạn bè cùng học, những người cùng quê… thì không được làm quan cùng một chỗ. Bên cạnh đó luật Hồi tị cũng có những điều luật rất nghiêm ngặt trong các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình. Nếu trường hợp nào bị phạm vào những điều khoản quy định trên mà không trình báo lại, cũng sẽ bị xử phạt nặng theo quy định của luật.

Một phần của tài liệu KY-YEU-HOI-THAO-KHOA-HOC-12.10.2018 (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)