- “Những người được dự phái đến làm việc ở trường thi, nếu có anh em thúc bá ruột hay chỗ cậu, cháu dự thi thì cho phép được hồi tỵ Còn những điều
48 TTLTQGI Châu bản triều Nguyễn, Thành Thái, tờ 71 tập
Châu bản triều Nguyễn là hệ thống văn bản hành chính ghi lại hoạt động công quyền trong suốt 143 năm tồn tại của triều đại này. Các hoạt động của bộ máy công quyền trong đó có hoạt động của chế độ quan chế của triều Nguyễn thể hiện rất rõ cách hành xử khi áp dụng luật/lệ hồi tỵ qua phép dụng nhân. Từ kết quả khảo sát trên cơ sở các Châu bản hiện còn và đang dược bào quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, số liệu thống kê vụ việc áp dụng Luật/lệ hồi tỵ trong lĩnh vực trong phạm vi “quan chế” mà các vua triều Nguyễn đã áp dụng cụ thể như sau:
(1) Hồi tỵ khi làm phiếu nghĩ đề xuất người trong bộ phận mình (04 trường hợp): xin cho làm lại phiếu nghĩ vì lần đầu làm phiếu trình nội dung có người phải hồi tỵ nhưng không thực hiện; xin hồi tỵ làm phiếu nghĩ phúc tra hoặc lần 2 vì đã thực hiện phiếu nghĩ lần đầu; xin hồi tỵ tham gia làm phiếu nghĩ giải quyết vụ việc vì có người thuộc cấp đã tham gia lần đầu; xin hồi tỵ làm phiếu nghĩ vì làm cùng bộ với người bị xử lý.
(2) Hồi tỵ trong hoạt động điều tra hỏi, xét xử, bắt giữ (08 trường hợp):
hoạt động hối lộ, thân quen mà không hồi tỵ; xin hồi tỵ vì có liên quan đến việc bị khiếu kiện; xin hồi tỵ để chọn người khác khi có khiếu kiện lại vụ việc mình đã xử lý; xin hồi tỵ vì người bị xét xử là em vợ, có họ bên nhà vợ hoặc cùng tỉnh, thân thiết; không chấp nhận cho hồi tỵ từ chối nhiệm vụ vì lý do liên quan đến chức phận phải thực hiện của bộ mình; xin hồi tỵ người được giao xét xử vốn là thuộc hạ của người bị kiện, là người thuộc ty của mình, vì người bị kiện có quan hệ thầy trò với người được giao xét xử; bị xét xử khi áp dụng hồi tỵ sai trong khi thực hiện xét xử; xin hồi tỵ cho tuần phủ vì người bị bắt là họ hàng bên vợ;
(3) Hồi tỵ bổ nhiệm, điều chuyển (32 trường hợp): áp dụng hồi tỵ nhưng có linh hoạt trong những trường hợp cần thiết; bị kỷ luật rồi nên không hồi tỵ; bổ về quê vợ lẽ lo dính hồi tỵ nhưng chưa đến mức tránh nên chấp thuận cho phép không hồi tỵ; xin không áp dụng hồi tỵ với thổ dân; xin cho ý kiến hồi tỵ hay không khi có người cùng quê nhưng không có quan hệ họ hàng hoặc quê quán cũ nhưng
không ảnh hưởng hoặc không có quy định trong Luật/lệ Hồi tỵ; không bổ nhiệm làm chung người có quan hệ thân quen, cùng học, cùng làm việc; hồi tỵ khi là thông gia; cùng tỉnh, khác hạt, không họ hàng… nên không hồi tỵ; cần hồi tỵ nhưng người thiếu nhân sự nên cho hết hạn mới thực hiện, không cần hồi tỵ khi là thầy trò, thấy việc áp dụng hồi tỵ giống trường hợp của mình nên xin hồi tỵ nhưng được phép vì bổ nhiệm sau nên chỉ cần công bằng thẳng thắn thì khỏi hồi tỵ; áp dụng hồi tỵ với Tôn thân – thất? dù Luật/lệ Hồi tỵ với tôn thất chưa được chuẩn định; đã được bổ làm quan ở quê vợ theo lệ phải hồi tỵ do tự giác trình báo nên ko phải hồi tỵ; đề nghị hồi tỵ người được bổ nhiệm thay thế người cũ vì người được bổ nhiệm có quan hệ họ hàng với người mới bị miễn nhiệm; xin hồi tỵ người sẽ được bổ nhiệm đến nơi có quan hệ thông gia; vì áp dụng hồi tỵ mà phải điều chuyển nhiều nhân sự; xin bổ nhiệm người khác vì người được chọn phải hồi tỵ; xin hồi tỵ bổ nhiệm vì người cùng quê nhưng ko được chấp nhận; xin hồi tỵ vì người được bổ nhiệm nơi có người làm quan là quan hệ anh em, có người thân ở nơi được bổ nhiệm; chấp thuận cho hồi tỵ của người có em họ làm trong cùng một phủ, có người cùng làm nha có quan hệ anh em họ, vì hai cha con cùng trực ở một phủ, khi có 02 quan viên trong cùng mộ phủ là thông gia, hồi tỵ để đổi bổ khi 2 người làm việc cùng hệ trong một phủ, xin hồi tỵ vì có anh vợ cùng làm một nha môn, vì người được bổ nhiệm tại nơi có em trai làm bố chánh tỉnh; xin hồi tỵ em vì phục chức cũ tại nơi đã làm việc; cho phép không hồi tỵ những trường hợp ở chức thấp; xin chưa cho cháu tập ấm vì vi phạm hồi tỵ; xin xem xét không hồi tỵ khi bổ nhiệm người có anh làm trong nha vì thiếu người; chuẩn thuận khi áp dụng điều chuyển nhân sự theo luật/lệ hồi tỵ; xin không bổ lãnh người là bố vợ của quan phủ sở tại; cho phép không hồi tỵ khi có bẩm báo của người có quan hệ em rể tri huyện - anh vợ là án sát vì mỗi người làm một nha khác nhau; báo cáo vẫn áp dụng hồi tỵ dù thiếu người không thăng bổ cho em vợ của tuần phủ; xin không bổ chánh, phó đội và binh lính là người cùng tỉnh vì vi phạm hồi tỵ; Xin đổi Lại mục làm cùng một nha cho đi huyện khác vì hai người có quan hệ thầy trò; báo cáo việc bổ nhậm làm bố chánh sứ ở nơi mới sẽ vi phạm hồi tỵ vì đó là
quê vợ; báo cáo của tuần phủ việc bổ nhiệm và thuyên chuyển quan chức trong huyện để đảm bảo thực thi hồi tỵ; xin cho hồi tỵ khi anh, em làm bố chánh và án sát trong một tỉnh; báo cáo người mới được bổ nhậm là anh vợ, em ruột làm cùng một nha; người sẽ được bổ nhiệm có quan hệ thân quyến (anh vợ) nhưng do không làm cùng một nha nên xin cho không áp dụng hồi tỵ;
(4) Hồi tỵ trong sát hạch, thi cử (02 trường hợp): có liên quan đến anh, em, thiếp hay anh em của vợ lẽ không có quy định nên đề nghị không hồi tỵ; báo cáo áp dụng nghiêm hồi tỵ trong chọn người giám sát trường thi;
(5) Báo cáo việc hồi tỵ thực hiện không nghiêm (02 trường hợp): xin thu hồi xin thăng thưởng đã được chuẩn thuận vì vi phạm luật/lệ hồi tỵ khi cha anh tiến cử con em, quan lại đề xuất thuộc cấp nên kết quản không chính xác; báo cáo việc xử lý người xin thực hiện hồi tỵ dù đã có xử lý những chưa theo ý mà có thái độ không đúng nơi trường thi;