Bộ Nội vụ Chuyên đề 8 Cải cách hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu KY-YEU-HOI-THAO-KHOA-HOC-12.10.2018 (Trang 75 - 77)

Nguồn: dtbd.moha.gov.vn/uploads/resources/admin/chuyenvien/ChuyenDe8.pdf

chức địa phương, giúp chính quyền trung ương tập quyền kiểm soát được quyền lực.

Luật/lệ hồi tỵ ở Việt Nam.

Luật/lệ này xuất hiện sớm nhất từ triều vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) trong một nỗ lực cải cách hành chính và quan chế của ông. Dựa trên những kinh nghiệm trị quốc sau 26 năm đầu cầm quyền, Lê Thánh Tông đã ban bố những chiếu, lệnh về hồi tỵ, xây dựng chính sách này ngày một hoàn thiện trong 11 năm sau đó.

Dưới triều Nguyễn, Luật/lệ hồi tỵ được ban hành từ triều Minh Mạng vào năm 1831 và được sửa đổi bổ sung vào năm 1836. Luật/lệ hồi tỵ của triều Nguyễn cơ bản kế thừa từ các quy định của Quốc triều hình luật thời Lê Thánh Tông nhưng được bổ sung, mở rộng phạm vi áp dụng với những quy định nghiêm ngặt hơn. Cụ thể:

(1) Các quy định của luật/lệ hồi tỵ trong Đại Nam điển lệ (toát yếu)40

Điều 97 quy định:

- Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) các chức Thông phán, Kinh lịch phần nhiều là người trong địa phương... Do đó, vì tình riêng làng nước, khó lòng khỏi sự tư túi sinh ra nhiều tệ hại. Để tránh những việc lợi dụng tình riêng bất chấp pháp luật, vua Minh Mạng cấm các quan không được đứng đầu tỉnh của mình, mà phải đứng đầu ở một tỉnh khác.

- Năm Minh Mạng thứ 17 (1836) tại định thêm: lại mục, thông lại không được làm việc ở huyện nguyên quán mà phải đi làm việc ở một huyện khác.

Điều 209 qui định:

40 Tứ Canh Thìn khoa nhị giáp đồng tiến sĩ, Hiệp biện đại học sĩ sung Bắc Kì thống sứ phủ hội đồng thanh tra sự Gia Xuyên Đỗ Văn Tâm phụng duyệt. Sách gồm 04 quyển, q.1: Lại lệ 吏例; q.2: Hộ lệ 户例; q.3: Lễ lệ 禮 tra sự Gia Xuyên Đỗ Văn Tâm phụng duyệt. Sách gồm 04 quyển, q.1: Lại lệ 吏例; q.2: Hộ lệ 户例; q.3: Lễ lệ 禮 例; q.4: Binh, Hình, Công lệ 兵形工例. Nội dung tóm lược điển lệ của các Bộ trong triều đình phong kiến thời Nguyễn. Bản gốc chữ Hán lib.nomfoundation.org/collection/1/volume/104/page/1. Bản dịch do Nguyễn Sĩ Giác thực hiện. Nxb Tp. HCM, 1993

- Những khảo quan (chấm thi, coi thi...) nào có thân thích ứng thí ở trường thi mình có trách nhiệm thì phải khai báo và hồi tỵ để nhà nước cử người khác đến thế. Nếu cố tình không khai báo sẽ bị trọng tội vì cố ý làm trái.

- Về việc điều tra, thanh tra, xét xử cũng thế. Một quan chức khi phải điều tra, thanh tra, xét sử một vụ án mà có người thân quen của mình (dâu, rể, sui gia, bà con nội ngoại, người đồng hương...) đều phải khai báo và hồi tỵ ngay.

(2) Các quy định của luật/lệ hồi tỵ được ghi nhận trong chính sử triều Nguyễn

Sách Đại Nam thực lục ghi:

- “Chuẩn định từ nay các nha lục bộ gặp vua giao xét việc án, nếu có quan ngại đến người thân hiện làm thượng ty ở trong bộ thì cho-hồi tỵ. Ghi làm lệ.”41;

- Bắt đầu đặt Nội Các, quy định: “Phàm sớ tâu ở các nơi đưa đến, cái nào nên do bộ thì do bộ, trong đó việc gì nên hồi tỵ thì mới do Các nghĩ sẵn lời chỉ, dùng giấy vàng dán nêu ra mà tiến trình, đợi trảm quyết định rồi mới thi hành. Nếu còn chưa đáng thì cũng cho bộ thần bàn tâu, gói gửi giữ lại, như thế thì không lo lấn quyển nữa.”42;

- “Phàm khi có bản thảo chỉ dụ châu phê ban ra thì quan đương trực cùng với quan Nội các hội đồng kính duyệt, …Trong hai viên đương trực, nếu một viên gặp việc cần phải hồi tỵ thì còn một viên vẫn phải cùng với Nội các đứng lên mà kính duyệt. Nếu việc quan hệ cả đến hai bộ mà hai viên đều cần hồi tỵ thì cho lưu việc đến ban sau.”43;

- “Hạt nào chỉ có 1 phủ, nếu tri sự, lại mục, nhất khoát bắt hồi tỵ thì có lẽ không có chỗ thiếu để đổi đi. Vậy định lại: phàm hạt nào có từ 2 phủ trở lên, thì vẫn theo nghị trước; nếu chỉ có 1 phủ, mà quê quán ở huyện thuộc phủ kiêm lý

Một phần của tài liệu KY-YEU-HOI-THAO-KHOA-HOC-12.10.2018 (Trang 75 - 77)