Lê Văn Hưu (2010), Đại việt sử ký toàn thư, bản in Nội Các Quan bản, mộc bản khắc năm Chính Hòa 18 (1697) Nxb Khoa học Xã hội, trang 501.

Một phần của tài liệu KY-YEU-HOI-THAO-KHOA-HOC-12.10.2018 (Trang 58 - 59)

+ Trong thời gian trị nhậm tại một tỉnh hoặc một huyện, một viên quan không được cưới vợ, lấy thiếp là người của địa hạt đó. Trong Luật có quy định quan lại không được mua đất, vườn, ruộng, nhà ở, không được lấy vợ, kết hôn, làm thông gia ở nơi mình cai quản; cũng như không được dùng người cùng quê làm người giúp việc. Ngoài ra trong điều 51 của bộ luật Hồng Đức còn quy định nghiêm ngặt hơn và có hình phạt rõ ràng để răn đe:

Các quan ty mà quan cùng với những người tù trưởng nơi biên trấn kết làm thông gia, thì phải tội đồ hay lưu và phải li dị; nếu lấy trước rồi thì xử đoán khác”12.

+ Một viên quan không được phép tại vị quá lâu ở cùng một địa phương hoặc cùng một viện, bộ chức năng.

+Luật Hồi tị còn được áp dụng rộng rãi trong thi cử, đặc biệt là trong các kỳ thi Hương, thi Hội và thi Đình. Những người được dự phái đến trường thi làm việc, nếu có anh em thúc bá ruột hay chỗ cậu, cháu đi thi thì cho phép được hồi tị để đảm bảo tính công bằng. Trong Luật, Điều 2 của chương VI ghi rất rõ:

Các quan chủ ty chấm thi cùng với người dự thi có thân thuộc, cần phải hồi tị13 mà không từ chối phạt 50 roi biếm một tư, nếu là các quan di phong14, đằng lục15 thì đều phải phạt 50 trượng...”16

Đối tượng áp dụng của chính sách hồi tị dưới thời Lê Thánh Tông là các vị quan đứng đầu bộ máy chính quyền dân sự và quân sự địa phương. Quan trọng nhất là cấp quan xã, những người dễ dàng bị ràng buộc bởi nhiều mối quan hệ gia đình, gia tộc, không thể giữ được sự công tâm, khách quan trong công việc. Về cơ bản, khi luật Hồi tị ra đời thì đã có các điều quy định rất rõ ràng, quan lại không

Một phần của tài liệu KY-YEU-HOI-THAO-KHOA-HOC-12.10.2018 (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)