III/ DẤU ẤN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
88 Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhị kỷ, quyển 143, mặt khắc
Hữu Diệm lấy trộm hơn 1 lạng vàng. Bộ Hình nghĩ xử tội chém chuẩn làm tội đồ. Án tâu lên. Vua dụ rằng: Khoảng năm Gia Long, bọn Nguyễn Đăng Dược thông đồng với thợ bạc là bọn Nguyễn Khoa Nguyên đúc trộm ấn giả, để trộm đổi ấn nguỵ cất ở kho, đều xử chém ngay. Nay Hữu Diệm ở đấy cân vàng mà còn dám công nhiên lấy trộm, huống chi của kho thì sao? Thế là trong mắt hắn đã không có pháp luật. Chi bằng theo đúng tội danh mà định tội để răn người sau. Lý Hữu Diệm phải giải ngay đến chợ Đông, chém đầu cho mọi người biết”(89).
Trong việc đấu tranh, phòng chống tham nhũng, vua Minh Mệnh đã không câu nệ vào vị thế xuất thân của người phạm tội, bất kể họ là những người thân cận, các quan đầu triều hay con cháu trong hoàng tộc, nếu tham nhũng đều bị xử phạt rất nghiêm theo pháp luật: Vua nói rằng: “Ta rất công bằng, nhưng phải giữ đúng pháp luật. Nếu lại khoan thứ, thì lấy gì để răn dạy những kẻ hèn nhát đớn kém và làm sáng tỏ phép nước được”(90)
Như vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu quá trình cải cách tổ chức bộ máy hành chính triều Nguyễn, đặc biệt dưới hai triều Gia Long và Minh Mệnh đã cho thấy rằng, công cuộc cải cách này được thực hiện theo xu hướng đơn giản, hợp lý, hiệu quả, chú trọng xây dựng đội ngũ quan lại có năng lực, đáp ứng nhu cầu của đất nước. Bên cạnh đó, những chính sách đề ra dưới triều vua Minh Mệnh đã trở thành kinh nghiệm được đúc kết từ lịch sử, đây chính là bài học góp phần hoàn thiện những tư tưởng, tạo ra biện pháp thích hợp cho công cuộc cải cách hành chính ở nước ta trong giai đoạn hiện nay./.
Tài liệu tham khảo:
1. Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, Mộc bản triều Nguyễn Đề Mục tổng quan, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009.
2. Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, Mộc bản triều Nguyễn, cơ sở dữ liệu.