Phải biết không nên làm cái gì

Một phần của tài liệu sach-vui-sach-Nhung-cuoc-doi-dau-quyet-dinh (Trang 58 - 59)

Chúng ta sẽ khám phá cách thức bắt đầu một cuộc đối đầu quyết định. Chúng tôi sẽ chia sẻ những gì đã học được từ việc quan sát những người có đủ can đảm đón nhận một vấn đề nhưng rồi lại nhanh chóng thất bại. Rốt cục, biết không nên làm những gì là bạn đã thắng hiệp một của trận đấu rồi.

Đừng đùa cợt

Kỹ thuật đầu tiên là kết quả của những dự định tốt và lập luận tồi. Chúng tôi gọi là kỹ thuật “kẹp bánh sandwich”. Bạn tin rằng bạn có hai lựa chọn tồi như nhau (và không có lựa chọn nào khác). Bạn có thể im lặng và giữ hòa khí, hoặc bạn có thể tỏ ra trung thực và làm tổn thương tình cảm của ai đó. Bạn sử dụng kỹ thuật “kẹp bánh sandwich” trong một nỗ lực đúng đắn để được cả sự dễ chịu lẫn trung thực. Để xoa dịu cú đấm bạo lực, trước hết bạn cần nói một điều gì đó có tính khen ngợi, tiếp theo là nêu lên vấn đề, và sau đó kết thúc với một điều gì đó có tính khen ngợi một lần nữa. Sau đây là một ví dụ.

“Này Bob, chiếc cặp đẹp quá nhỉ. Nhân tiện, cậu có biết gì về mười vị tiền bối không có tên trong quỹ lương hưu của chúng ta không? Tỉnh táo lên đi.”

Một người anh em họ của kỹ thuật vòng vo này có dạng một sự đột kích. Một nhà lãnh đạo bắt đầu cuộc nói chuyện bằng cái giọng tán gẫu, làm như đó là cuộc trò chuyện nhỏ, và sau đó bất ngờ chuyển thành chuyện chết người.

Cái khó chịu nhất của những cách tiếp cận nửa đùa nửa thật này là một cái bẫy thuần túy – nơi một người nhử người khác vào việc từ chối một vấn đề, chỉ để phạt anh ta hoặc cô ta vì tội nói dối. Nó có kiểu như thế này:

“Ở trường hôm nay thế nào?”

“Tốt ạ. Vẫn những điều cũ rích ấy mà.”

“Tốt à? Thầy hiệu trưởng gọi điện và nói con là người khơi mào một cuộc chiến ném đồ ăn ở căng-tin đấy. Thế là tốt à?”

Đa số mọi người đều coi thường kỹ thuật gián tiếp này. Họ cho đó là thiếu trung thực, xảo quyệt và lăng mạ, tuy nhiên, chúng lại khá phổ biến.

Đừng chơi trò đánh đố

Thay vì đứng ngoài cuộc rồi nói về một vấn đề, nhiều người dựa vào những gợi ý không lời và cách nói bóng gió tinh vi. Họ coi cách đó nhanh hơn và an toàn hơn so với cách thật sự nói

về một vấn đề. Một số người chỉ hoàn toàn gợi ý. Ví dụ, để nêu luận điểm của họ, họ làm ra vẻ nghiêm nghị, cười ngây ngô, hoặc liếc nhìn đầy ẩn ý. Khi người nào đó đi làm muộn, họ liếc nhìn đồng hồ của họ. Cách tiếp cận mập mờ này đầy mạo hiểm. Con người có thể nhận được thông điệp này, nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ hiểu sai những gợi ý không lời đó? Hơn nữa, bạn sẽ ghi chép những hành động của bạn như thế nào?

“Ngày mồng 10 tháng hai, lúc 2 giờ chiều. Lông mày mắt phải của tôi nhướn lên 3 xăngtimet. Nhân viên gật đầu có dụng ý và bắt đầu quay lại làm việc.”

Đừng có nhảy dựng lên

Một số nhà lãnh đạo tin tưởng một cách sai lầm rằng họ có thể đóng vai một cảnh sát tốt nếu họ tìm được cách biến sếp của họ thành một cảnh sát kém. Còn các bậc cha mẹ thì nói xấu hoặc đổ lỗi cho nhau. Bằng cách tỏ ra “thoải mái”, họ lập luận, thích sử dụng những từ ngữ lịch sự với cấp dưới trực tiếp hoặc con cái của họ. Đây là kiểu biểu diễn nhằm níu kéo: “Tôi biết rằng anh không muốn làm việc muộn, nhưng sếp lớn nói rằng nếu anh không làm thì chúng tôi sẽ phải phê bình anh. Nếu là tôi, thì tôi sẽ cho tất cả chúng ta về nhà sớm để đi nghỉ cuối tuần.” Chiến lược này không trung thực và không hiệu quả. Bất cứ ai không phải người giả nhân giả nghĩa đều hiểu điều đó. Không gì làm xói mòn uy quyền của bạn hơn là đổ lỗi cho ai đó để đạt được cái mà bạn sẽ đề nghị. Nếu bạn lặp lại sai lầm này, khi bị phát hiện, bạn sẽ bị coi là kẻ hèn nhát.

Đừng có chơi trò đọc ý nghĩ của tôi

Nếu lau chùi tủ sách, bạn có thể tình cờ trông thấy một số cuốn sách nói về cách giải quyết vấn đề gợi ý như sau: Vì con người được hưởng lợi từ việc học tập của chính mình, nên đừng đứng ngoài cuộc rồi nói với họ về sự vi phạm thực tế mà bạn có liên quan.

Thay vào đó, hãy có một phòng dành cho “tự khám phá”. Để cho người có lỗi đoán được bạn đang nghĩ gì. Bạn có thể làm giống như thế này:

“Này, Carmen, anh có biết tại sao tôi lại gọi cho anh vào sáng sớm tinh mơ như thế này không?” “Tôi không biết, vì tôi đã đâm vào ôtô của công ty à?”

“Không đúng.”

“Hmmm, hay tôi làm hỏng hệ thống điện thoại?” “Lại sai rồi.”

“Đó là vì...”

Thủ thuật này thường khiến người khác phát cáu và cũng không hiệu quả. Mặc dù có mục định tốt, song yêu cầu người khác đoán ý nghĩ của mình là trịch thượng và xảo quyệt.

Một phần của tài liệu sach-vui-sach-Nhung-cuoc-doi-dau-quyet-dinh (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)