Chúng ta hãy xem xét một vấn đề sau cùng. Bạn sẽ làm gì nếu bạn đã giải thích những hệ quả tất nhiên liên kết tới một hành động như-ng những người khác vẫn không có động lực và bạn không thể hoặc không cần áp đặt những hệ quả để tăng cường động lực của họ? Ví dụ, ông chủ của bạn nhận ra rằng ông ta cần phải dừng việc rầy la bạn và những người khác nhưng lại nói: “Tôi biết điều đó là sai, tôi biết rằng nó làm mọi người nản chí, nhưng tôi là người dễ xúc động và chịu nhiều sức ép, và đó chính là điều thỉnh thoảng sẽ xảy ra!”
Hoặc chúng ta hãy xét ví dụ, đối tác kinh doanh của bạn đã không thực hiện công việc được giao đúng thời hạn, và sau một cuộc thảo luận dài bạn vẫn tin là cô ấy sẽ trễ hẹn. Bạn phải làm gì?
Thỏa thuận về biện pháp khắc phục
Khi bạn đã quyết định không áp dụng kỷ luật như một cách bắt buộc người nào đó thay đổi hành động của anh ta hoặc cô ta, hãy xây dựng một chiến lược đối đầu và sau đó thẳng thắn chia sẻ chiến lược đó. Bằng cách đó, trong khi người khác quan sát và trải nghiệm những hệ quả của sự khắc phục, anh ta hoặc cô ta có thể chọn để hành động khác đi nếu muốn tránh sự đau khổ, lãng phí và kém hiệu quả mà bạn đang nói đến.
Ví dụ, từ quan điểm này về bạn sẽ không giao cho đối tác không đáng tin cậy những công việc khó khăn căng thẳng. Cô ấy có thể không vui với lựa chọn này vì muốn tham gia vào những công việc nóng nhất. Tuy vậy, ít nhất cô ấy cũng hiểu những gì bạn đang làm và tại sao bạn lại làm như vậy.
Với một ông chủ dễ bùng nổ cảm xúc và từ chối sự thay đổi, bạn có thể gợi ý rằng khi ông ta xả cơn tức, bạn sẽ rút lui, tạo điều kiện thời gian cho ông ấy bình tĩnh lại, và sau đó trở lại với một cuộc thảo luận đầy đủ và lành mạnh hơn. Bạn cũng có thể chia sẻ rằng bạn sẽ thách thức những lập luận mạnh mẽ của ông ấy một cách miễn cưỡng. Bạn sẽ làm hết sức để trung thực, nhưng những hành động phòng vệ của ông ấy sẽ tiếp tục gây khó khăn cho bạn. Bằng cách thành thật chia sẻ chiến lược đối đầu của mình, bạn trao quyền ông chủ của bạn lựa chọn liệu ông ta có muốn những hệ quả này hay không.
Điểm này rất quan trọng nên chúng tôi muốn mở rộng thêm một chút. Đối với những người có hành vi tồi tệ kéo dài, chúng ta phải thực hiện hai điều. Trước hết, chúng ta phải hết sức tránh những cuộc đối đầu quyết định. Bởi cách đó, chúng ta tránh việc giúp những người khác nhìn ra những hệ quả của hành vi mà họ gây ra. Nếu chúng ta không thay đổi những mong đợi của họ, thì tại sao họ cần phải thay đổi những gì họ làm? Thứ hai, chúng ta tạo ra biện pháp khắc phục cho phép những người khác tiếp tục làm những gì mà họ đang làm, không biết và không có lỗi. Ví dụ, ông chủ của chúng ta không bao giờ trả lời cuộc gọi, và như vậy chúng ta bí mật gán cho người nào đó làm việc đó thay vì ông ta. Một bác sĩ không đủ năng lực, do dó chúng ta thận trọng hoạch định những cuộc giải phẫu phức tạp khi nào anh ta hết ca làm việc. Bố chúng ta hay cằn nhằn và lạm dụng, do đó chúng ta mua cho ông một chiếc tivi màn ảnh rộng và bố trí cho ông một phòng riêng.
Lý do người khác chưa được thúc đẩy để thay đổi thường do chính chúng ta. Chúng ta là những người có âm mưu. Hoặc chúng ta lạm dụng quyền lực và gây nên sự phản kháng của người khác, hoặc chúng ta từ chối sự phản hồi trung thực và sau đó chịu đau khổ để tạo ra biện pháp khắc phục thông minh và bí mật tiếp tục làm cho người khác trở nên mù quáng đối với những hậu quả mà họ gây ra.
Dù bạn không có quyền lực để áp đặt ý muốn của bạn lên một người không có ý muốn, bạn vẫn có thể tránh là một phần của vấn đề bằng cách nói thẳng thắn về chiến lược đối đầu của bạn.