VI PHẠM VÌ THEO ĐÁM ĐÔNG
LẤY PHẢI MỘT NGƯỜI THÍCH DIỄN KỊCH CÂM
"ĐÚNG, NHƯNG…: NGƯỜI BẠN ĐỜI CỦA TÔI không bao giờ muốn thảo luận về bất cứ điều gì. Khi gặp phải chuyện gì đó, anh ấy bảo tôi đừng lo lắng, hoặc nói là tôi không hiểu hoặc tôi hiểu vấn đề không đúng, hoặc anh ấy ra xem tivi và nói rằng sẽ nói chuyện với tôi sau. Nhưng anh ấy chẳng bao giờ nói cả.”
Nguy cơ
Khi những nhà nghiên cứu mà chúng tôi đã nhắc đến ở phần Lời giới thiệu yêu cầu các cặp đôi mới cưới thảo luận về một chủ đề đặc biệt sẽ dẫn đến một cuộc tranh luận, họ để ý tới một mô hình phổ biến của những cặp đôi mà sau đó kết thúc mối quan hệ của họ bằng một cuộc ly hôn. Những đôi này không chỉ đã sử dụng những kỹ năng kém khi cố gắng thảo luận một chủ đề gây nhiều tranh cãi mà một trong số họ còn thường xuyên cố gắng tìm ra vấn đề và giải pháp cho nó trong khi đối tác của họ lại cố gắng chạy trốn khỏi vấn đề.
Thực tế là, một người muốn nói chuyện trong khi người kia không muốn là mô hình phổ biến trong các mối quan hệ căng thẳng. Họ không chỉ không thể nói một cách thành công mà còn cắt đứt mọi con đường tìm ra giải pháp, và các vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Đây là một vấn đề lớn.
Giải pháp
Nếu có một mô hình cần phải đối đầu thì chính là mô hình này. Bất cứ trường hợ đơn lẻ nào có thể sẽ không phải là một vấn đề gì to tát, nhưng trải qua một thời gian, mô hình này đang giết dần các mối quan hệ. Vì vậy, hãy thảo luận về mô hình này.
Trước tiên, hãy hỏi người bạn đời của bạn rằng họ có thấy ổn không khi nói chuyện về một vấn đề bởi bạn nghĩ làm như vậy sẽ thúc đẩy mối quan hệ của bạn. Bạn muốn có thể nói
chuyện một cách cởi mở và tự do về các vấn đề; người bạn đời của bạn dường như lại thích giữ im lặng hơn. Đây chính là vấn đề. Hãy đánh bại xu hướng tự nhiên của bạn là tập trung vào người khác. Thay vào đó, hãy thừa nhận bất cứ sự phàn nàn nào về bạn khiến anh ấy hay cô ấy trở nên im lặng. Dấu hiệu là: Khi người đó trở nên im lặng, đó đặc biệt là do họ cảm thấy không thể thành công bằng cách nói ra. Nếu trường hợp này xảy ra với bạn, hãy thừa nhận rằng đôi khi bạn đổ lỗi hoặc chi phối hoặc buộc ai đó từ bỏ sự kháng cự. Bạn muốn thay đổi điều này.
Khi bạn tạo nên một cuộc thảo luận xem đó như một cơ hội để giải quyết các vấn đề người khác quan tâm và thừa nhận một số điều bạn làm có thể góp phần gây ra các vấn đề đó, bạn đang tạo ra sự an toàn. Tất nhiên, điều này luôn là xuất phát điểm tốt nhất.
Khi làm điều đó, đừng đòi hỏi cuộc thảo luận phải diễn ra ngay lập tức. Hãy dành thời gian để nói chuyện. Người kia sẽ lựa chọn thời điểm. Một trong những lý do quan trọng mà các cuộc thảo luận thường quên mất là người khác không quyết định có nó một cách có cảm xúc. Anh ấy
hay cô ấy vừa về nhà sau một chuyến công tác, bạn đã đăm chiêu suy nghĩ trong nhiều ngày và bùm, một vấn đề lớn cần phải được giải quyết trước khi anh ấy hay cô ấy có thời gian để thở. Hãy lựa chọn thời gian một cách cẩn thận. Bạn đang sắp thảo luận về một mô hình đã tồn tại lâu rồi. Chủ đề này không cấp bách.
Khi chúng ta thực sự thảo luận, hãy chia sẻ những lo lắng của bạn dựa theo những kết luận thăm dò của bạn mà anh ấy hay cô ấy cố tình né tránh các cuộc thảo luận giải quyết vấn đề chủ chốt. Đừng đưa ra một sự kết tội nào. Hãy chia sẻ hai hay ba ví dụ nhanh và sau đó gợi ý rằng đây là những gì đang xảy ra. Sau đó hãy mớm lời. Có phải bởi vì các cuộc thảo luận diễn ra không tốt không? Có cách nào đảm bảo rằng họ sẽ không chấm dứt bằng những cuộc tranh luận? Bạn có thể làm gì để đảm bảo rằng những cuộc thảo luận diễn ra một cách trôi chảy? Hãy tạo cho người khác cảm giác an toàn để giải thích tại sao anh ấy hay cô ấy nghĩ sẽ không an toàn khi thảo luận.
Cùng nhau tập trung suy nghĩ vào mọi thứ, bạn có thể đảm bảo rằng bạn và những người khác đều cảm thấy thoải mái khi tiến hành các cuộc đối đầu quyết định. Bạn tiến hành nó không đúng lúc? Bạn đang chời đợi quá lâu và sau đó trở nên giận dữ? Hãy tập trung trí óc cho đến khi bạn tìm ra đựoc các rào cản và cách thức để loại bỏ phần lớn chúng. Hãy biến chúng thành có thể tranh luận được. Hãy cố gắng giải quyết vấn đề một cách thân thiện. Đừng cố gắng “sửa chữa” người khác.
TIN ĐỒN
"ĐÚNG, NHƯNG…: Bạn sẽ làm gì khi bạn thực sự không nhận ra được vấn đề? Đồng nghiệp của bạn phàn nàn không ngớt, nói những câu kiểu như ‘Bạn không thể làm việc cùng anh ta,’ ‘ Anh ta không đáng tin cậy,’ và ‘Anh ta không bao giờ lắng nghe ý kiến phản hồi.’ Bạn làm thế nào để giải quyết tin đồn này?
Nguy cơ
Khi mọi người liên tục phàn nàn với bạn về một nhân viên cụ thể, bạn sẽ đối mặt với một thử thách thú vị. Làm thế nào bạn chia sẻ tin đồn này? Nếu những người khác không sẵn sàng nói tự nói chuyện với người kia hoặc thú nhận với sự phản hồi tiêu cực kia, bạn sẽ không có quyền đối đầu với người đó dựa trên những thông tin trung gian. Điều đó sẽ là không công bằng và không có ích lợi gì. Bạn sẽ không nắm đầy đủ vấn đề để đưa ra lời nhận xét chi tiết, và vì vậy bạn sẽ kết thúc những lời phàn nàn chung chung khiến người kia bị thất vọng và bối rối kia. Theo lẽ tự nhiên, nếu các nhân viên phàn nàn điều gì đó nguy hiểm hoặc bất hợp pháp, bạn cần tư vấn với bộ phận nhân sự ngay lập tức.
Giải pháp
Hãy nắm vững câu chuyện của chính bạn. Hãy từ chối chấp nhận những chuyện tầm phào của người khác cho đến khi bạn thu thập được những thông tin trực tiếp. Khi bạn tiếp nhận những câu chuyện của mọi người về một ai đó như là câu chuyện của chính mình, bạn sẽ mất khả năng kiểm soát. Hãy tự mình quan sát vấn đề. Sau đó bạn có thể mô tả vấn đề một cách chi tiết. Quan trọng hơn, bạn có thể tự giám sát nó. Thay vì xoay sở như một sứ giả hay phải xin lỗi vì những ý nghĩ của người khác, bạn có thể tựh giải quyết vấn đề. Mọi người xứng đáng được đối mặt với người buộc tội họ. Họ cũng xứng đáng được nhận những lời phản hồi cụ thể và chi tiết. Bất cứ sự vắn tắt nào cũng là không hữu ích và không công bằng. Và ai biết được điều đó? Khi bạn tự thu thập dữ liệu, bạn có thể tìm ra một câu chuyện khác với những câu chuyện mà mọi người đã nỗ lực muốn bạn tin vào.
Vấn đề của các gia đình cũng quay tròn xung quanh những “chuyện tầm phào”. Hãy áp dụng những quy tắc tương tự. Trừ khi sự an toàn bị đe doạ còn không, hãy tự mình thu thập dữ liệu. Hãy tạo ra thông điệp của chính mình.