I. Bắt đầu từ lú co tuố
Phương phấp 2: Xem xét lại bản thân
Khi các nhân tố tích cực xuất hiện ở trẻ, cha mẹ phải tôn trọng và giữ gìn. Nhất là khi yêu cầu của trẻ bất đồng ý kiến vói cha mẹ, cha mẹ cần phải bình tĩnh đối diện, trao đổi ý kiến vói trẻ một cách bình đẳng, dân chủ, dù cuối cùng yêu cầu của trẻ có bị phủ định thì thảo luận theo cách tôn trọng lẫn nhau như vậy sẽ tạo cho trẻ ấn tượng tốt đẹp về cha mẹ.
Cha mẹ tuyệt đối không nên áp đặt kiểu lấy ý kiến của mình làm chuẩn mực, càng không đưực cự tuyệt các yêu cầu của trẻ, nếu không trẻ nảy sinh cảm xúc tiêu cực, gây ra mâu thuẫn xung đột.
Phải đưa ra những hướng dẫn cụ thể đối vói từng yêu cầu của trẻ. Cha mẹ phải phân tích tỉ mỉ, xem xét kĩ lưỡng những yêu cầu mà trẻ nêu ra, nếu hợp lý sẽ ủng hộ và đáp ứng, nếu không họp lý cha mẹ phải kiên nhẫn giải thích cho trẻ và đưa ra sự chỉ dẫn đúng đắn. Ví dụ, khi trẻ mong muốn có một cái tủ đựng sách truyện, cha mẹ hãy cố gắng đáp ứng yêu cầu họp lí này. Nếu trẻ muốn bố mẹ mua cho một chiếc bút, để làm quà tặng sinh nhật cho bạn, và bạn nhỏ này cũng sẽ tặng cho trẻ một cái bút, cách làm này có thể khiến tình bạn của bọn trẻ càng trở nên thân thiết thì cha mẹ cũng nên đáp ứng yêu cầu của trẻ. Nhưng khi yêu cầu mà trẻ đưa ra không phải là mua bút, mà là mua một hộp bánh ga tô đắt tiền, do trẻ chưa có khả năng tự lập về kinh tế nên yêu cầu này là không họp lý, cha mẹ hãy nhẫn nại giải thích để trẻ hiểu, rồi cùng trẻ bàn bạc mua một món quà khác họp lý hcm, như vậy trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ.