CON TRỞ THÀNH THIÊN TÀI, CHA MẸ PHẢI RÈN LUYỆN CHO CON TỪ SỚM

Một phần của tài liệu Phương án giáo dục sớm từ 0 đến 6 tuổi (Trang 31)

I. Nghịch đất cát

CON TRỞ THÀNH THIÊN TÀI, CHA MẸ PHẢI RÈN LUYỆN CHO CON TỪ SỚM

LUYỆN CHO CON TỪ SỚM

Nhiều người cho rằng cơ sở của toán học hiện đại - lý thuyết tập họp, là một lý luận toán học rất khó giải thích, nhưng nhà toán học nổi tiếng người Pháp Lucien Felix nói rằng: “Dạy trước cho trẻ lý thuyết tập họp không phải là quá sớm!”. Đối với trẻ mà nói hàm ý của tập họp lại quá đơn giản, nó thậm chí còn dễ hơn nhiều so với phép tính một cộng hai hay

hai cộng ba. Vì vậy, người sáng lập ra công ty điện tử Sony lại cho rằng, thông thường người lớn cứ nghĩ “tính toán thì dễ, còn đại số thì khó”, nhưng lý giải của trẻ về đại số lại không hề khó khăn.

Một đôi vợ chồng rất yêu thích âm nhạc cổ điển, ngày nào họ cũng bật bản giao hưởng sổ hai của Bach trong một tiếng đồng hồ để cậu con trai vừa mới ra đài nghe. Lúc đứa bé được ba tháng tuổi, nó đã có thể chuyển động cơ thể theo tiết tấu của bản nhạc. Đến những đoạn có tiết tấu nhanh, nó củng chuyển động nhanh, khỉ bản nhạc vừa kết thúc nó liền tỏ ra không vui. Mỗi Vân cậu bé khóc mà nghe thấy giai điệu của bản nhạc lại lập tức vui trở lại. Có một lần bố mẹ cậu bé thử chuyển sang cho nghe nhạcjazz, nó lại khốc lớn. Điều này khiến người ta phải ngạc nhiên vì hầu hết mọi người đều cho rằng âm nhạc cổ điển là vô cùng phức tạp và khó nghe, nhưng đứa trẻ sơ sinh lại không hề cảm thấy khó chịu khi lắng nghe nó.

Một thầy giáo chuyên nghiên cứu văn học Trung Quốc ở Nhật Bản đã từng làm một cuộc thí nghiệm và phát hiện ra rằng đứa trẻ ba tuổi có thể ghi nhớ dễ dàng những chữ viết cố nhiều nét phức tạp, nhưng khi lớn hơn thì hoàn toàn ngược lại, nó không thể dễ dàng học viết các chữ khó nhanh như hồi còn nhỏ.

Từ đó có thể thấy rằng, khả năng hấp thu của não bộ ở trẻ vưựt xa hem nhiều so vói người lớn, tuổi của trẻ càng nhỏ thì trẻ tiếp thu một cách vô thức lại càng nhanh. Người lớn không phải lo lắng “não trẻ sẽ bị quá tải” vì bộ não của trẻ gần như không bao giờ ngừng tiếp nhận kiến thức.

Một số chuyên gia giáo dục cho rằng nếu trẻ còn quá nhỏ, mà phải học cái này rồi học cái kia, có lẽ sẽ là quá vất vả, họ khuyến cáo các bậc phu huynh không nên để trẻ tham gia quá nhiều các lóp học năng khiếu, họ đồng loạt kêu gọi “hãy để trẻ đưực sống vui vẻ trong những năm tháng tuổi thơ”.

Thực chất không nến nghĩ rằng việc học tập của trẻ là quá vất vả. Nếu học tập trở thành trách nhiệm của trẻ, có nghĩa là cha mẹ hoặc thầy cô chưa biết cách khơi dậy niềm dam mê của trẻ, và chưa nắm bắt được phương pháp chính xác để dẫn trẻ bước vào cánh cổng lớn của tri thức. Đối vói trẻ, vui chơi vốn dĩ là một cách học tập, học tập cũng có thể trở thành một trò chơi, bọn trẻ có thể nắm bắt được kiến thức ngay trong các hoạt động vui chơi. Nếu để những năm tuổi thơ của trẻ trôi qua một cách vô ích và lãng phí, chi bằng hãy tận dụng nó, để trẻ trong giai đoạn này vừa được chơi đùa vui vẻ, vừa được học tập.

Một phần của tài liệu Phương án giáo dục sớm từ 0 đến 6 tuổi (Trang 31)