DỪNG BÀI HÁT THIẾU NHI ĐẺ KHAI PHÁ KHẢ NĂNG NGÔN NGỮ CỬA TRẺ

Một phần của tài liệu Phương án giáo dục sớm từ 0 đến 6 tuổi (Trang 41)

I. Nghịch đất cát

DỪNG BÀI HÁT THIẾU NHI ĐẺ KHAI PHÁ KHẢ NĂNG NGÔN NGỮ CỬA TRẺ

NGÔN NGỮ CỬA TRẺ

Những bài hát thiếu nhi quen thuộc, dễ nghe vốn là người bạn thân thiết của rất nhiều người trong suốt thòi thơ ấu, nó được truyền từ đòi này đến đòi khác, và trở thành công cụ lâu đòi nhất trong việc khai phá khả năng ngôn ngữ của trẻ, đến tận bây giờ hình thức này vẫn còn nguyên giá trị.

Các ca khúc thiếu nhi đa phần là những bài hát ngắn gọn, ca từ đơn giản, dễ thuộc, có tiết tấu, giai điệu dễ nghe, khiến trẻ dễ dàng tiếp nhận và yêu thích. Không chỉ vậy những bài hát này còn giúp trẻ tiếp xúc vói những ngôn từ tinh tế và được giáo dục cả nhận thức lẫn tư tưởng. Ví dụ một ca khúc đơn giản như “Meo meo meo/ Rửa mặt cho mèo/ xấu xấu lắm/ Chẳng được mẹ yêu/ Khăn mặt đâu mà ngồi liếm láp...”, những ca từ trong bài hát như thế này sẽ khiến trẻ cảm thấy gần gũi hơn vói động vật, đồng thòi có thể nắm bắt được kiến thức về tập tính của động vật.

Thông thường trẻ vài tháng tuổi đã bắt đầu bi bộ tập nói, đến một tuổi là có thể biết được những từ cơ bản, trẻ sau 2 tuổi có thể nắm bắt được những từ vựng cơ bản trong cuộc sống sinh hoạt, trẻ ở giai đoạn này đã có nhiều kinh nghiệm sống, cũng nhận thức được nhiều kiến thức, số lượng từ ngữ mà chúng vừa có thể lý giải vừa có thể vận dụng lên đến

khoảng 300 từ.

Vậy, làm thế nào để rèn luyện khả năng ngôn ngữ cho trẻ bằng cách vận dụng những bài hát thiếu nhi?

Phương p h áp 1: Đ ế trẻ có cảm hứng với nhữ ng bài hất thiêu n h i

Hãy giúp trẻ cảm thấy hứng thú đối vói những ca khúc ngắn gọn, dễ hát và dễ thuộc, có thể áp dụng một vài phưong pháp sau: trước tiên cha mẹ có thể lấy mình làm mẫu, dẫn dắt cảm hứng của trẻ đối vói mấy bài hát này; lựa chọn những bài hát có tính chất kể chuyện, cha mẹ sẽ đọc một câu, trẻ đọc tiếp một câu, duy trì đọc lặp đi lặp lại, cho đến khi nào thuộc lòng; cha mẹ có thể biến nội dung bài hát thành một câu chuyện, kể cho trẻ nghe trước, cố gắng sử dụng nhiều câu từ trong bài hát, sau đó dạy trẻ đọc theo. Ngoài ra có thể sử dụng những bài hát có video clip, bằng cách thông qua các phưong tiện truyền thông như truyền hình, internet, đầu VCD, để trẻ được thưởng thức cả giai điệu lẫn hình ảnh; sau khi trẻ học đưực một bài hát, cha mẹ hãy khuyến khích trẻ biểu diễn lại, đồng thòi hãy khen ngựi và cổ vũ để trẻ có thêm tự tin.

Phương p h áp 2: Đ ế trẻ đưa ra vắn đề về n ộ i dung của bai hát

Sau khi trẻ hiểu đưực nội dung của ca từ trong bài hát, chúng sẽ thường phát tán tư duy liên hệ bài hát vói cuộc sống thực tế, nếu trong cuộc sống gặp phải những vấn đề tương tự, trẻ sẽ dễ liên tưởng đến nội dung của bài hát, và tìm cách giải quyết.

Phương p h áp 3: D ạỵ trẻ cách m ô p h ỏ n g lại bài hát

Cấu tạo của một bài hát là do nhiều thang âm họp thành, và cấu tạo của các ca khúc thiếu nhi cũng như vậy, chỉ có điều là mỗi bài lại có một nội dung khác nhau, cho nên cách thể hiện cũng khác nhau, có những bài tiết tấu sôi nổi, có bài giai điệu nhẹ nhàng, cũng có cả những bài hát buồn... Nếu cha mẹ nắm bắt được đặc điểm này, hãy dần dần dạy trẻ cách sử dụng ngữ điệu khác nhau tùy theo nốt cao, nốt thấp để thể hiện bài hát, điều này có tác dụng rất tốt đối vói sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Phương p h áp 4 : D ạy trẻ h ọc thuộc lờ i bài hắt

Cách làm này cũng giống như dạy trẻ học thuộc lòng bài thơ, nhưng những giai điệu của bài hát sẽ tạo cảm hứng nhiều hơn so với nhịp đọc của bài thơ, hơn nữa hình thức thể hiện cũng linh hoạt, và dễ học thuộc hơn. Trẻ con rất thích hát cùng vói cha mẹ. Cho nên cha mẹ có thể thường xuyên vận dụng phương pháp này, khuyến khích trẻ học thuộc bài hát một cách hoàn chỉnh, nhớ được những câu từ đẹp đẽ trong lòi bài hát. Điều này không chỉ giúp trẻ phát triển năng lực về ngôn ngữ mà còn rèn luyện khả năng ghi nhớ cho trẻ.

Một phần của tài liệu Phương án giáo dục sớm từ 0 đến 6 tuổi (Trang 41)