Khái niệm về chủ tàu

Một phần của tài liệu Bài giảng luật biển và pháp luật hàng hải (Trang 135)

* Chủ tàu là người sở hữu tàu biển.

* Chủ tàu là người đứng tên riêng sử dụng tàu để tiến hành các hoạt động khác nhau. Ở đây cần phân biệt 2 khái niệm:

+ Chủ tàu

+ Chủ sở hữu tàu

- Chủ sở hữu tàu là người có quyền sở hữu về tài sản con tàu đó và được pháp luật công nhận.

- Chủ tàu chỉ có quyền về mặt sử dụng con tàu đó mà thôi. * Trong thực tế thì:

- Nếu chủ tàu đứng ra khai thác tàu của mình thì chủ tàu vừa là người sở hữu.

- Nếu chủ tàu sử dụng tàu của người khác thì chủ tàu và chủ sở hữu là 2 người khác nhau.

* Ở các nước tư bản chủ sở hữu tàu phần lớn cũng là chủ tàu vì các nhà tư bản đầu tư vốn mua tàu để khai thác.

* Ở nước ta, các xí nghiệp quốc doanh là những chủ tàu còn chủ sở hữu của con tàu đó là nhà nước.

* Đối với ngư dân ở nước ta còn làm ăn riêng lẻ thì họ vừa là chủ sở hữu, chủ tàu.

11.2.2.Quy tắc giới hạn trách nhiệm của chủ tàu. 11.2.2.1. Khái niệm.

* Luật hàng hải quốc tế cũng như luật hàng hải quốc gia của nhiều nước đều thừa nhận và áp dụng quy tắc giới hạn trách nhiệm của chủ tàu.

- Đầu tiên được áp dụng ở các nước Châu Âu: Hà Lan, Pháp, Anh vào thế kỉ 18. * Mục đích của việc thực hiện quy tắc này:

- Các nước tư bản: Nhằm đặt lợi ích của giới chủ tàu lên trên lợi ích của ngoại thương. - Các nước XHCN: Nhằm bảo vệ lợi ích của công tác đối ngoại: Đưa vị trí của ngành khai thác tàu biển của phe XHCN ngang với các nước TBCN.

* Lý do ra đời của quy tắc này:

- Vì rằng chủ tàu thì có tàu nhưng không trực tiếp sử dụng các con tàu của mình mà giao cho thuyền trưởng và thuyên viên sử dụng cho nên chủ tàu khó có thể kiểm tra được mọi hành vi của họ trong quá trình tàu hoạt động.

- Nếu bất cứ mọi hoạt động không đúng đắn nào của thuyền trưởng hoặc thuyền viên làm tổn thất cho hàng hóa hoặc tài sản khác nào chủ tàu cũng phải đền bù toàn bộ thì vấn đề kinh doanh vận tải đường biển sẽ bấp bênh và đi đến phá sản.

- Cho nên trong mọi tổn thất do thuyền bộ gây ra thì chủ tàu được quyền giới hạn trách nhiệm của mình nghĩa là chỉ gánh chịu một phần nhất định do trách nhiệm của mình mà thôi.

11.2.2.2. Cơ sở pháp lý. a. Công ước Brussel 1924.

* Nội dung quy tắc giới hạn như sau:

Trong mọi trường hợp người chuyên chở không chịu trách nhiệm về bất cứ sự mất mát hay tổn thất nào gây ra cho hàng hóa hay có liên quan đến hàng hóa vượt quá số tiền 100 bảng Anh đối với một kiện hàng hóa hay một đơn vị hàng hóa.

Nghĩa là nếu tàu nhận chuyên chở 1000 kiện hàng thì người chuyên chở không chịu bồi thường những mất mát, tổn thất vượt quá số tiền là:

100 * 1000 = 100.000 bảng Anh.

Như vậy chủ tàu đã giới hạn phần trách nhiệm của mình trong phạm vi một số tiền 100 bảng Anh cho 1 kiện hàng, và số tiền đó phụ thuộc vào số lượng hàng mà tàu đã chở nhiều hay ít.

* Nhận xét:

- Quy tắc này chỉ mới đề cập đến hàng hóa chuyên chở mà chưa đề cập đến tổn thất đối với người và tài sản do thuyền bộ gây ra.

- Mức giới hạn chưa thật sự phản ánh được trách nhiệm của chủ tàu đối với việc đưa tàu vào khai thác:

Ví dụ: Tính năng kỹ thuật con tàu, bố trí thuyền bộ v.v.. để dẫn đến tổn thất. Do vậy chỉ có một số nước tư bản áp dụng, còn Liên Xô không chấp nhận.

b. Công ước Brussel 1957. * Nội dung quy tắc:

Chủ tàu có quyền giới hạn trách nhiệm trong trường hợp khi sự cố gây ra sự khiếu nại không phải do lỗi lầm thực tế hay ý định của chủ tàu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Việc giới hạn được thực hiện trong các trường hợp sau:

- Trường hợp làm cho bất cứ người nào trên tàu bị chết hoặc bị thương gây ra mất mát thiệt hại cho bất cứ tài sản nào ở trên tàu.

- Làm cho bất cứ người nào khác dù ở trên bờ hay dưới nước bị chết, bị thương hoặc gây mất mát thiệt hại cho bất cứ tài sản nào ở trên tàu.

- Làm cho bất cứ người nào khác dù ở trên bờ hay dưới nước bị chết, bị thương hay gây mất mát, thiệt hại cho bất cứ tài sản nào khác do hành động sơ suất hay sai sót của bất cứ người nào trên tàu gây ra mà chủ tàu phải chịu trách nhiệm.

- Mức giới hạn được quy định như sau:

+ Nếu sự cố chỉ gây ra khiếu nại về tài sản thì tính theo đơn vị dung tải của tàu cứ mỗi tấn là bồi thường 1000 Frăng Thụy Sĩ (24 bảng Anh).

+ Nếu sự cố chỉ gây thiệt hại về người thì cũng phải tính theo đơn vị dung tải của tàu là cứ mỗi tấn bồi thường 2100 Frăng Thụy Sĩ (50 bảng Anh).

+ Nếu sự cố đó vừa gây ra khiếu nại về người và tài sản thì cũng tính theo đơn vị dung tải của tàu là cứ mỗi tấn bồi thường 3100 Frăng Thụy Sĩ (74 bảng Anh).

- Giải thích:

+ Trong trường hợp đầu chỉ nói đến những người bị tai nạn hay tài sản bị tổn thất là ở trên chiếc tàu đó như là hành khách, hành lý, hàng hóa mà tàu chuyên chở.

+ Trường hợp thứ 2 là người và tài sản bị thiệt hại không phải ở trên tàu mà ở ngoài tàu đó và do tàu đó gây nên như: trên bờ,dưới nước hay trên tàu khác.

+ Những người trên tàu gây ra ý để chỉ thuyền trưởng, thủy thủ, hoa tiêu. * Nhận xét:

- Quy tắc nêu rõ những sự cố thực tế không phải do lỗi lầm của chủ tàu hoặc không phải do ý định của chủ tàu thì mới được giới hạn.

Ví dụ: Tàu đâm va gây tai nạn cho người và hàng hóa khi xét nguyên nhân là do chủ tàu bố trí đèn hiệu không đáp ứng yêu cầu của luật tránh va thì đó là lỗi lầm của chủ tàu.

Nhưng nếu chủ tàu trang bị đầy đủ mọi phương tiện và bố trí thuyền bộ đúng yêu cầu thi tai nạn xảy ra do không chú ý của thuyền viên. Lỗi đó không phải do chủ tàu trực tiếp gây ra.

- Quy tắc này đã đề cập đến cả người và tài sản không chỉ trên tàu mà kể cả ở nơi khác mà tàu của chủ tàu đã gây ra mà phải bồi thường thì cũng được giới hạn.

- Mức giới hạn bồi thường đã căn cứ vào dung tải tức là tàu càng lớn thì dung tải cang lớn thì trách nhiệm của chủ tàu càng lớn chứ không chỉ phụ thuộc vào số lượng hàng hóa mà tàu chở.

* Ví dụ:

Nếu 1 tàu có dung tích là 1.000 tấn thì:

- Những thiệt hại về tài sản chủ tàu chỉ chịu bồi thường một khoản tiền nhiều nhất là: 1.000 Fr/tấn * 1.000 = 1.000.000 Fr (24.000 bảng Anh)

- Những thiệt hại về người thì chủ tàu chỉ chịu bồi thường một khoản nhiều nhất là: 2.100 Fr/tấn * 1.000 = 2.100.000 Fr (50.000 bảng Anh)

- Những thiệt hại cả về người và tài sản thì chủ tàu cũng chỉ chịu bồi thường một khoản nhiều nhất là:

3.100 Fr/tấn * 1.000 = 3.100.000 Fr (74.000 bảng Anh)

* Dù thiệt hại lớn hơn nữa thì chủ tàu cũng chỉ chịu bồi thường đến mức đó mà thôi. Phần vượt quá thì chủ hàng hoặc người khác phải gánh chịu.

Quyền này sẽ không áp dụng với: - Trách nhiệm do chính lỗi của chủ tàu.

- Những thiệt hại do ký kết của thuyền trưởng mà chủ tàu đã ủy quyền hoàn toàn cho thuyền trưởng hoặc đã duyệt trước những việc làm của thuyền trưởng.

- Trách nhiệm đối với thuyền bộ và những người khác làm việc trên tàu của mình. - Chủ tàu đồng thời là thuyền trưởng.

Một phần của tài liệu Bài giảng luật biển và pháp luật hàng hải (Trang 135)