Trách nhiệm của các bên trong thực hiện hợp đồng lai dắt hàng hải

Một phần của tài liệu Bài giảng luật biển và pháp luật hàng hải (Trang 75 - 76)

1- Quyền chỉ huy.

Để thực hiện quá trình lai dắt cĩ hiểu quả cần phải thiết lập quan hệ giữa người chỉ huy và người được chỉ huy trong tập thể các thuyền trưởng tham gia lai dắt. Theo quy định của luật pháp quốc tế và quốc gia thì các bên tham gia trong hợp đồng lai dắt trên biển phải thoả thuận trong hợp đồng về người cĩ quyền chỉ huy tập thể lai dắt, nếu khơng cĩ sự thoả thuận, thì quyền chỉ huy được xác định theo tập quán hàng hải.

Trường hợp I: Theo tập quán hàng hải thì khi lai dắt trong cảng thì quyền chỉ huy trưởng thuộc về thuyền trưởng tàu bị lai. Lý do của vấn đề này là ở chỗ tàu bị lai thường là những tàu lớn cần phải được các tàu lai hỗ trợ trong việc tạo nên sức đẩy xê dịch để tàu quay trở hoặc ra vào cảng an tồn. Vì thế, thuyền trưởng tàu bị lai mới đủ trình độ hiểu biết về tàu bị lai, về sự an tồn cho cả tập thể lai dắt.

Trường hợp II: Khi lai dắt từ cảng này tới cảng khác hay là lai dắt trên đường dài thì quyền chỉ huy thường thuộc về thuyền trưởng tàu lai. Lý do của vấn đề này là ở chỗ, thuyền trưởng tàu lai là người cĩ kinh nghiệm và am hiểu về vùng nước mà đồn tàu lai dắt sẽ đi qua, vì vậy nĩ sẽ lường trước được những bất trắc cĩ thể xảy ra và cĩ biện pháp phịng ngừa thích đáng. Khi đĩ trách nhiệm của thuyền trưởng tàu lai là phải chọn đường đi an tồn, kinh tế và thuận lợi cho các đồn tàu lai dắt, đồng thời thường xuyên quan sát theo dõi và đảm bảo tốt sự liên lạc với tàu bị lai, kịp thời áp dụng các biện pháp đảm bảo an tồn cho đồn tàu lai dắt. Thuyền trưởng tàu bị lai hoặc những người trên tàu bị lai phải thường xuyên theo dõi sự hành trình, chú ý những mệnh lệnh phát ra từ tàu lai và thực hiện tốt.

Cần phải nhớ rằng, khi nhận thấy cĩ nguy cơ đe doạ sự an tồn của tàu mình thì khơng nên chờ đợi mệnh lệnh của thuyền trưởng tàu lai mà phải tự áp dụng các biện pháp cần thiết để tránh hiểm hoạ trước mắt, đồng thời thơng báo cho tàu lai biết.

2-Trách nhiệm của tàu bị lai

Trong trường hợp I:

+ Trách nhiệm của thuyền trưởng tàu bị lai là phải cân nhắc thận trọng các điều kiện cụ thể để đưa ra biện pháp kỹ thuật đảm bảo cho quá trình lai dắt thực hiện an tồn và hiệu quả.

+ Thuyền trưởng tàu bị lai phải lưu ý đến sự an tồn cho cả tàu mình và các tàu lai. + Thường xuyên thơng báo kịp thời những nguy hiểm cĩ thể xảy ra cho tàu lai mà nhiều khi bản thân thuyền trưởng những tàu này khơng biết.

+ Những mệnh lệnh của thuyền trưởng tàu bị lai phát ra phải rõ ràng, dứt khốt, tránh nhầm lẫn giúp các tàu lai nhận biết và thực hiện những mệnh lệnh đĩ cĩ hiệu quả.

Trường hợp II:

+ Chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh nhận được từ tàu lai. + Phải thường xuyên theo dõi sự hành trình của cả đồn tàu.

+ Khi nhận thấy cĩ nguy cơ nguy hiểm cho tàu mình thì khơng nên chờ đợi mệnh lệnh mà phải tự mình đưa ra các biện pháp phù hợp để tránh tai nạn, thậm chí phải chặt bỏ dây lai.

3-Trách nhiệm của thuyền trưởng tàu lai.

Trong trường hợp I:

+ Tàu lai hoặc các tàu lại đĩng vai trị của người bị chỉ huy.

+ Trách nhiệm của các thuyền trưởng tàu lai là thường xuyên chú ý lắng nghe mệnh lệnh được phát đi từ thuyền trưởng tàu bị lai và thi hành mệnh lệnh đĩ một cách chính xác, kịp thời.

+ Cần nhớ rằng tàu lại khơng được từ chối việc lai dắt khi đã bắt đầu nếu như khơng cĩ những lý do quan trọng đến mức tàu lai khơng thể tiếp tục cơng việc lai dắt.

Trường hợp II:

Tàu lai phải chọn hướng đi an tồn thích hợp cho cả đồn tàu đồng thời thường xuyên quan sát và đảm bảo tốt sự liên lạc với tàu bị lai.

Một phần của tài liệu Bài giảng luật biển và pháp luật hàng hải (Trang 75 - 76)