Quyền được hưởng tiền thù lao cứu hộ hàng hải

Một phần của tài liệu Bài giảng luật biển và pháp luật hàng hải (Trang 87 - 89)

Hành động cứu hộ hàng hải vừa là nghĩa vụ của mọi thuyền trưởng tàu biển nhưng vừa là quyền lợi khi việc cấp cứu đem lại kết quả hữu ích. Khi tàu mình bị tai nạn yêu cầu tàu khác giúp đỡ và ký kết hợp đồng cứu hộ hàng hải thì thuyền trưởng tàu bị nạn phải trả một khoản tiền gọi là thù lao cứu hộ. Người làm cơng tác cứu hộ hàng hải được hưởng tiền cơng cứu hộ khi cĩ đủ điều kiện sau:

Điều kiện thứ nhất: Tàu được cứu phải cĩ nguy cơ thực sự đe dọa nghiêm trọng.

Việc xác định nguy cơ đe dọa phải tùy thuộc vào từng hồn cảnh, điều kiện cụ thể. Ví dụ: Một tàu đang bị cháy, tồn bộ thuyền viên đã dùng mọi biện pháp cứu tàu nhưng chưa cĩ kết quả. Tàu tiếp tục cháy và cĩ nguy cơ gây nên nổ dẫn đến phá hủy hồn tồn. Nguy cơ nổ sẽ là nguy cơ thực sự đang đe dọa đến tính mạng của con tàu, con người và tài sản trên tàu đĩ. Nếu con tàu bị cháy mà đám cháy khơng lan rộng, khả năng tự cứu là cĩ thể đạt được thì khơng được xác định là cĩ nguy cơ đe dọa.

Khía cạnh pháp lý của điều kiện này là nhằm tránh thiệt hại cho chủ tàu khi thuyền trưởng thiếu trung thành, hai thuyền trưởng cĩ thể cấu kết với nhau để rút tiền của chủ tàu. Mặt khác, thực tế cĩ nguy cơ đe dọa nhưng khi cấp cứu cĩ kết quả thì thuyền trưởng tàu bị nạn lại cho rằng tàu họ khơng cĩ nguy cơ thực sự đe dọa thì việc xác định nguy cơ đe dọa tàu bị nạn càng trở nên phức tạp. Để chứng minh điều kiện này thì phải dựa vào:

- Sự thừa nhận của thuyền trưởng tàu bị nạn. - Kết quả giám định của cơ quan hữu quan.

- Hợp đồng cứu hộ hàng hải đã được ký kết giữa hai thuyền trưởng.

- Tín hiệu cấp cứu mà tàu bị nạn đã phát đi trong khơng gian mà nhiều tàu đã nhận được.

Điều kiện thứ hai: Việc cấp cứu phải đạt kết quả hữu ích.

Một nguyên tắc được pháp luật và thực tiễn hàng hải thừa nhận là việc cấp cứu phải cĩ kết quả hữu ích dựa trên điều khoản “ No cure, No pay”.

Khái niệm kết quả hữu ích phải được hiểu là sau khi kết thúc quá trình cấp cứu thì tàu bị nạn được cứu thốt khỏi tai nạn hoặc nguy cơ đe dọa mà giá trị tài sản của tàu cĩ thể được cứu thốt hồn tồn hay ít nhất cũng là một phần nào đĩ.

Ví dụ: Tàu cĩ nguy cơ bị chìm thuyền trưởng yêu cầu cứu hộ hàng hải. Các tàu cứu đã dùng mọi biện pháp để duy trì tính nổi cho tàu bị nạn vừa đưa tàu đĩ vào vùng nước an

tồn thì việc cứu trợ như vậy đã đem đến hữu ích những cũng cĩ trường hợp tàu cứu đã đổ ra nhiều cơng sức, thời gian mà cuối cùng tàu bị nạn vẫn bị chìm thì việc cấp cứu là khơng cĩ kết quả hữu ích.

Ý nghĩa pháp lý của điều kiện này là nhằm tăng trách nhiệm cho tàu cứu là phải bằng mọi cách để cứu thốt tàu bị nạn. Để đạt được điều này thì tàu cứu khơng mất đi cơng sức bỏ ra mà cịn hưởng được khoản tiền cơng lớn, hơn thế nữa, tài sản của tàu bị nạn được bảo tồn và nhận loại cũng khơng chịu thiệt hại, mất mát.

Điều này cũng nhắc nhở thuyền trưởng tàu cứu cân nhắc thận trọng phương pháp cứu hộ và tự đánh giá khả năng của mình để quyết định tiếp tục cơng việc cấp cứu hay tuyên bố từ bỏ nhằm tìm kiếm giải pháp hữu ích hơn.

Cũng phải thấy rằng điều kiện này là hợp lý và cơng bằng vì khi trả tiền thù lao thì người bị nạn phải đạt được mục đích đã đặt ra là tàu mình sẽ được cứu thốt khỏi tai nạn.

Điều kiện thứ ba: Việc cấp cứu phải được sự đồng ý của thuyền trưởng tàu bị nạn. Điều này tưởng chừng như vơ nghĩa, bởi vì ai cũng nghĩ rằng, khi bị tai nạn đe dọa đến tính mạng mà được người khác cứu giúp thì người được cứu cịn lý do gì để phủ nhận. Thế nhưng, trong thực tế hàng hải thường phát sinh những điều nghịch lý đĩ. Điều kiện này cũng nhằm dành cho thuyền trưởng tàu bị nạn cĩ quyền lựa chọn tàu cứu.

- Trong số rất nhiều tàu nhận được tín hiệu cấp cứu và thực hiện đúng nghĩa vụ là phải nhanh chĩng đưa tàu mình đến nơi tai nạn. Sẵn sàng làm nhiệm vụ cứu giúp. Nhưng hợp đồng cứu hộ hàng hải được ký kết với ai là cịn tùy thuộc vào sự lựa chọn của thuyền trưởng tàu bị nạn.

- Điều kiện này cũng cĩ nghĩa giúp thuyền trưởng khẳng định lại việc cấp cứu đã thực sự cần thiết chưa? Tiền thù lao cứu hộ mà thuyền trưởng tàu cứu đưa ra đã hợp lý chưa? Phương pháp tiến hành cấp cứu cĩ hiệu quả chắc chắn hay khơng? Tàu cứu cĩ thực hiện theo yêu cầu của thuyền trưởng tàu bị nạn?

Về phía tàu cứu cĩ thể chứng minh điều kiện này bằng văn bản hợp đồng đã ký kết, hoặc bằng tín hiệu đồng ý phát đi từ thuyền trưởng tàu bị nạn bằng miệng, bằng loa, VTĐ báo cũng cĩ thể dựa vào các hành động mà tàu bị nạn đã thực hiện như tiếp nhận dây cấp cứu từ tàu cứu ném sang.

Điều kiện này cũng xuất phát từ thực tế hàng hải ở một số vùng biển mà việc cứu hộ được thực hiện với mục tiêu chính là kinh doanh. Trong trường hợp này thì thuyền trưởng tàu bị nạn cần phải dựa vào điều kiện này để từ chối việc trả tiền cơng cứu hộ.

Trong thực tế hàng hải, mặc dù cĩ đủ 3 điều kiện trên đây nhưng quyền hưởng tiền thù lao vẫn khơng được thực hiện nếu việc cấp cứu rơi vào một trong các trường hợp sau:

- Tàu kéo hoặc tàu lai làm nhiệm vụ cấp cứu với tàu bị lai. Trừ trường hợp sự cấp cứu đĩ vượt quá trách nhiệm của hợp đồng lai dắt.

- Chỉ cứu người mà khơng phải là tài sản. Trừ trường hợp trong việc cứu hộ vừa là người vừa là tài sản thì việc cứu người được hưởng một phần trong tiền cơng cứu tài sản.

- Sự tham gia cấp cứu của thuyền bộ, hoa tiêu đối với tàu của mình bị nạn.

- Nếu xác minh được rằng người làm cấp cứu đã cĩ hành động trộm cắp, lừa đảo, gian lận khi thực hiện việc cấp cứu. Hoặc là thuyền trưởng tàu cấp cứu đã đưa đến tình trạng của việc cấp cứu là khơng thể tránh khỏi.

Một phần của tài liệu Bài giảng luật biển và pháp luật hàng hải (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)